Lựa Chọn Gập Ghềnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 38.6 kb

Cuộc đời là một chuỗi những lựa chọn. Có rất nhiều khi không dễ để có một lựa chọn làm chúng ta hài lòng.

Thí dụ, như lựa chọn của nhà văn Dương Thu Hương. Chị đã chọn lối gập ghềnh mà đi. Có thể đoán, rằng chị nhiều phần vẫn có thể nín thở qua sông, có thể viết những cuốn sách phê phán chế độ để tự hài lòng lương tâm, nhưng ở một mức độ nhẹ hơn để không bị công an gây rối. Nhưng không, chị đã nói thẳng, nói thật, nói mạnh bạo.

Hay lựa chọn cũng cực kỳ gập ghềnh là của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, người trong mấy tuần qua đã làm nhiều bài thơ tuyệt diệu, trong đó có bài “Dưới Cánh Là Hà Nội” để tặng chàng tuổi trẻ Nguyễn Tiến Trung khi Trung quyết định rời Pháp sau khi hoàn tất học trình kỹ sư để về VN trực diện cho cuộc chiến vì dân chủ, với những câu đầy xúc động, như:

“Tôi phải về với nhân dân tôi,
để gặp lại những em hành khất
kiên nhẫn đứng chờ trước cửa nhà tôi
từ 60 năm trước,
để gặp lại những dân oan
đêm than uất trên hè nhà Quốc Hội

Tôi phải về
đi tiếp con đường…
Đem tự do
đối thoại với ngục tù;
Đem ôn hòa
đối thoại cùng bạo lực.”

Cuộc đời có nhiều lựa chọn bình an hơn nhiều. Và cũng mang theo nhiều hào quang hơn. Thí dụ, anh Trung có thể ở lại, học thêm, hay xin làm việc ở công ty quốc tế để lấy kinh nghiệm, và sau này sẽ mỗi năm về thăm VN vài tuần để thăm, để trao đổi kỹ thuật, để huấn luyện chuyên viên và chấp nhận chờ đợi với niềm tin rằng dân chủ rồi sẽ tới, rằng nhu cầu hiện nay là dân no trước, rằng cần giai cấp trung lưu lớn mạnh hơn.

Thực sự, sẽ không ai đòi hỏi bất kỳ ai phải bước đi những bước gập ghềnh. Không ai đòi hỏi cụ Hoàng Minh Chính phải nhiều thập niên vào tù, gian nan nêu những vấn đề đa đảng. Không ai đòi hỏi nhà văn Dương Thu Hương phải viết mạnh về những thiên đường mù . Và cũng không ai nói anh Trung rằng học như thế đủ rồi, về mà hoạt động dân chủ đi. Họ đã chọn lối gian nan mà đi. Và họ biết là cực kỳ gian nan.

Nói thế, không có nghĩa là chúng ta chỉ trích những người lặng lẽ, vẫn đang làm những việc âm thầm tốt đẹp cho đồng bào. Tận trong thâm tâm, tôi vẫn cực kỳ tán thán những người làm từ thiện, những nhà sư, ni cô, những linh mục, dì phước, các mục sư và những người đời thường đang lặng lẽ, giúp chữa bệnh cho dân nghèo, dạy các lớp tình thương cho trẻ nghèo, và các việc tương tự.

Đối với nghệ sĩ, những lựa chọn đôi khi cũng đầy bất trắc. Cũng y hệt như nhiều nhân vật trong tập truyện ngắn “Nhan Sắc” của nhà văn Dương Nghiễm Mậu, rất nhiều lựa chọn mang đầy các gian nan, xé lòng – bước qua sông là vào một thế giới khác, đôi khi trở thành thù nghịch của các bạn mình đang có, mà đứng bên này sông thì cũng không hẳn mang được tốt đẹp gì cho chí nguyện của mình.

JPEG - 56.9 kb
Nghệ Sĩ Ai Weiwei

Một cụ thể là trường hợp nghệ sĩ Ai Weiwei. Báo The Guardian hôm 16-8-2007, trong bài “Olympic artist attacks China’s pomp and propaganda” (Nghệ sĩ Thế Vận chỉ trích sự tuyên truyền và tưng bừng lễ hội của Trung Quốc).

Họ Ai — người đã góp sức để hình thành vận động trường Thế Vận mới của Bắc Kinh – nói rằng anh không muốn dính dáng gì tới chuyện tuyên truyền sẽ dùng trong Thế Vận năm tới. Họ Ai nói với phóng viên Jonathan Watts của báo The Guardian rằng anh sẽ không dự lễ khai mạc Thế Vận năm tới, mà cũng không để mình dính gì tới cả chính phủ và Thế Vận, đơn giản vì anh không ngửi nổi chế độ độc đảng.

JPEG - 50.8 kb
Vận động trường Thế Vận Hội mùa Hè 2008 do Ai Weiwei vẽ kiểu.

Họ Ai là người đã khai sinh ra thiết kế vận động trường tân kỳ bằng thép lồng vào nhau, trông như hình tổ chim, cùng với các kiến trúc sư ở hãng Thụy Sĩ Herzog & de Meuron.

Nhà nghệ sĩ này nói, “Tôi ghét kiểu cảm xúc bị kích động lên bởi tuyên truyền hay động viên… Kiểu cảm xúc mà bạn không gắn với thực tại, nhưng phải bày trò ra gì đó, để dẫn dụ sai lạc người khác lệch khỏi thảo luận chân thực. Nó không tốt cho bất kỳ ai.”

Họ Ai tố cáo những người dàn dựng lễ khai mạc Thế Vận, dự kiến ngày 8-8-2008, trong nhóm đó có Steven Spielberg và Zhang Yimou (Trương Nghệ Mưu) là đã không sống đúng với trách nhiệm của nghệ sĩ.

Tất nhiên là họ Ai nặng lời mắng các đạo diễn lừng danh kia. Như với đạo diễn người Mỹ Spielberg thì là chuyện khác rồi, vì anh Mỹ gốc Do Thái này có vẻ như muốn tìm cách kết thân Trung Quốc với Israel cho vững vàng một ván cờ quốc tế. Còn thiên tài đạo diễn Trương Nghệ Mưu thì đã đầu hàng chế độ độc đảng Trung Quốc từ phim “Hero” (Người Anh Hùng) lâu rồi. Mơ hồ, họ Trương so sánh hình tượng và nhu cầu Tần Thủy Hoàng với một nước Trung Quốc ổn định, thống nhất, bành trướng và độc tài toàn trị.

Thực ra, không nên nặng lời trách nhau, vì mỗi nghệ sĩ vẫn có một tiếng gọi khác của nghệ thuật. Vì họ Trương không làm phim naỳ thì cũng phải làm phim khác, và tất nhiên là không một phim nào được phép làm buồn lòng Bộ Văn Hóa. Tất nhiên, trừ phi Trương Nghệ Mưu di tản hẳn sang nước khác.

Nhưng đó là các lựa chọn có tính toán. Như mới đây, một phát ngôn nhân của Spielberg ám chỉ rằng Spielberg có thể từ bỏ vai trò đạo diễn lễ hội Thế Vận trừ phi Trung Quốc từ bỏ chống đối ở Liên Hiệp Quốc về lực lượng bảo an mở rộng cho Darfur. Thế là bốn ngày sau, một thương lượng về lực lượng này hoàn tất và loan báo ở New York.

JPEG - 51.8 kb
Vận động trường “Tổ Chim” của Thế Vận Hội mùa Hè 2008.

Họ Ai không ân hận khi lui ra khỏi ánh đèn sân khấu. Anh nói, “Niềm vui sáng tạo đã có xong rồi. Phần còn lại chỉ là rác rưởi thôi. Không phải chính phủ TQ thuê tôi, nhưng 1 nhóm thiết kế ở Thụy Sĩ thuê tôi. Không hề có một ai trong Hoa Lục từng thuê tôi cho 1 dự án như thế.”

À ha. Hóa ra là anh họ Ai cũng bị Đảng CSTQ trù dập từ lâu rồi. Cả gia đình họ Ai bị Đảng trù dập từ lâu rồi, nên ngay khi họ Ai nhúng tay vào thiết kế là bị công an dòm ngó liền. Anh có tuổi thơ phần lớn ở Tân Cương sau khi cha của anh là Ai Qin, một trong những nhà thơ hiện đại lớn nhất của Trung Quốc, bị lưu đày.

Những chuyện truy bức như thế, cùng với các vụ ám sát chính trị, tham nhũng và cướp đất thì đầy dẫy, nhưng là chuyện cấm kỵ để nói ở Trung Quốc. Họ Ai là một trong vài người đang sống ở Bắc Kinh nói ra.

Trương Nghệ Mưu cũng có gia đình từng bị truy bức dưới thời cộng sản, và họ Trương cũng nhiều lúc từng bị chỉ trích bởi cả nhà nước và các đối thủ.

Còn đạo diễn Spielberg, khi loan báo hồi tháng 4 năm ngoái là ông được thuê làm tư vấn cho lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận, ông nói mục tiêu chính của ông là “cho thế giới một hương vị hòa bình, thân hữu và cảm thông.” Trong các tháng gần đây, ông nói về chuyện diệt chủng ở Darfur. Và hồi tháng 5, Spielberg mới phổ biến lá thư riêng ông gửi chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nói về tự hào của ông về công trình của Shoah Foundation Institute mà ông sáng lập để ghi lại hồ sơ những người sống sót các lò thiêu Holocaust của Đức Quốc Xã và giá trị mà ông thấy ở Thế Vận Bắc Kinh như một sự kiện đề cao “sự tôn trọng các nguyên tắc đạo đức phổ quát.”

Chúng ta nên chú ý: trong khi họ Trương im lặng, thì Spielberg tìm cách nói lung tung để tự bào chữa. Đáng lý ra, nín thở qua sông thì cứ nói là nín thở qua sông, có gì mà tự bào chữa. Nhiều người khác vẫn thông cảm chứ.

JPEG - 67.9 kb
Một tác phẩm nghệ thuật của Ai Weiwei.

Nghệ sĩ họ Ai thì nói thẳng, trong cuối bài viết của tờ The Guardian, “Không phải vì tôi chống lại nhà nước đâu, nhưng chỉ là chiến đấu cho quyền cá nhân và cho quyền tự do phát biểu, tự do nhân quyền và công lý… Nếu quý vị đọc báo chí hôm nay, quý vị thấy nan đề đủ thứ tạo nên bởi cơ chế này và bởi ý chí bám lấy quyền lực. Nó chống lại mọi thứ mà xã hội loài người nên chiến đấu cho…”

Thấy rõ. Nghệ sĩ họ Ai đã chọn đường gian nan mà đi. Cũng như Dương Thu Hương, như Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng). Không ai buộc các nghệ sĩ phải lựa chọn đường khó đi như thế. Và cũng không dễ mà có các lựa chọn gập ghềnh như thế, khi từng người một phải tự suy nghiệm với lương tâm mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.