Luật An Ninh Mạng mới của Việt Nam sẽ làm thiệt hại phát triển kinh tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi còn là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2011 đến 2014, tôi tự an ủi lấy mình mỗi khi gặp một khó khăn ngoại giao là Việt Nam luôn luôn có bước tiến theo kiểu lên hai bước, lùi một bước. Tuy nhiên việc Quốc Hội Việt Nam thông qua luật an ninh mạng khắt khe là một bước lùi quá lớn – làm gây thiệt thòi đặc biệt cho giới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Vào tháng Năm 2017, nhà nước Việt Nam tung ra một chỉ thị đầy tham vọng để hướng dẫn quốc gia tiếp cập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR-Fourth Industrial Revolution). Chỉ thị 16 này ra lệnh cho các cơ quan chính phủ phải cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách khai dụng công nghệ số và thông tin. Văn thư này cảnh báo nguy cơ tụt hậu về việc phát triển năng lực số và thúc giục các cơ quan chính phủ “tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.”

Chỉ thị đánh giá chính xác về tiềm năng đóng góp đáng kể của lãnh vực công nghệ thông tin cho kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam tăng 6.8% trong năm ngoái, nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh tế internet sôi nổi. Theo nghiên cứu của Temasek và Google, nền kinh tế internet tăng từ 3.3 tỉ đô la lên 5.7 tỉ đô la trong thời gian 2015 đến 2017. Ngoài ra thương mại điện tử (e-commerce) còn là một lãnh vực hứa hẹn đáng kể. Bộ Công Nghiệp và Thương Mại cho biết là tỉ lệ phát triển thương vụ của e-commerce trong 2016-20 sẽ là 20% mỗi năm.

Vì thế mà việc Quốc Hội thông qua luật an ninh mạng là một cú choáng váng bất ngờ đối với dự phóng lạc quan nêu trên. Luật này gây nguy hại cho tiềm năng to lớn của lãnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam. Luật này đặt ra những cấm đoán về nội dung trên mạng mang tính đe dọa cho nhà nước và xã hội Việt Nam. Luật này yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng cho người tiêu thụ Việt Nam phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đáng lo ngại hơn hết, luật còn yêu cầu các doanh nghiệp này phải lưu trữ dữ liệu của người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam.

Luật mới này biến Việt Nam thành một xilô trong lúc mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cấp nhỏ và vừa, cần được tiếp cận với thị trường và công nghệ toàn cầu. Theo chính sách 4IR, doanh nghiệp cần phải định hướng dữ liệu hơn nữa để giữ được tính cạnh tranh, tận dụng mạng xã hội, thương mại điện tử, và điện toán đám mây để hỗ trợ năng suất. Nhưng nếu tuân theo đòi hỏi nội địa hóa dữ liệu thì họ không thể tận dụng được các dịch vụ dữ liệu và điện toán đám mây tốt nhất của thế giới có được. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ chịu thiệt hại bất cân xứng vì khả năng có giới hạn để giảm thiểu những khó khăn về luật lệ. Chẳng hạn như, một nghiên cứu của Leviathan Security Group cho thấy nội địa hóa dữ liệu có thể sẽ tăng phí tổn điện toán của một công ty nhỏ lên từ 30 đến 60 phần trăm.

Sẽ không ngạc nhiên nếu luật này được áp dụng sẽ gây ra hệ quả xấu đáng kể cho kinh tế Việt Nam. Năm 2014, cơ quan Trung Tâm Châu Âu cho Kinh Tế Chính Trị Thế Giới (ECIPE – European Center for International Political Economy) ước lượng rằng biện pháp nội địa hóa dữ liệu toàn diện sẽ giảm tỉ lệ tăng trưởng GDP 1.7% mỗi năm. Các biện pháp này cũng có thể làm giảm đầu tư nội địa 3.1%. Đó là lý do tại sao các hiệp hội kỹ nghệ Việt Nam cũng lên tiếng với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu quốc tế để bày tỏ mối quan tâm lo ngại về luật mới này.

Các vị dân cử và viên chức chính quyền Hoa Kỳ cũng đã nói rõ mối quan tâm về luật này với Việt Nam, mà gần đây nhất là qua chuyến viếng thăm Washington của Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ hồi tháng Sáu. Phó Thủ Tướng Huệ có nói với các công ty Hoa Kỳ trong buổi gặp gỡ là nhà nước Việt Nam sẽ hội ý với các doanh nghiệp khi thực hiện các điều khoản của bộ luật. Hội ý chân thành và thẳng thắn quả thật là điều quan trọng nếu Việt Nam muốn tránh quan hệ khập khiễng với các đối tác nước ngoài, cũng như tăng trưởng kinh tế. Việt Nam nên hạn chế lại điều khoản nội địa hóa dữ liệu để các doanh nghiệp có thể hoạt động thoải mái và tự do lựa chọn các dịch vụ mạng, điện toán trực tuyến, đám mây.

Đây là lúc mà Việt Nam phải tự tin để bước vào cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Thứ Tư. Ngày hôm nay, luồng truyền dữ liệu tự do là điều kiện kiên quyết đối với tự do giao thương và luồng truyền dữ liệu xuyên biên giới là cốt yếu cho các hoạt động kinh doanh hiện đại. Chẻ nát việc lưu trữ dữ liệu ở nhiều quốc gia buộc nội địa hóa dữ liệu áp đặt những gánh nặng không cần thiết lên các doanh nghiệp. Hơn thế, các quốc gia gây cản trở cho luồng truyền dữ liệu sẽ không nhận được sự phục vụ tốt từ các công ty quốc tế vốn dĩ chuộng những nơi có hiệu quả hơn. Chính quyền Việt Nam nhìn nhận tầm quan trọng của công nghệ thông tin và viễn thông đối với tăng trưởng kinh tế và phát kiến kỹ thuật. Vì thế họ cũng nên nhìn ra hiểm họa kinh tế của việc nội địa hóa dữ liệu. Một nước Việt Nam tự tách rời mình ra khỏi luồng truyền dữ liệu toàn cầu là một nước Việt Nam tự tách rời mình ra khỏi tăng trưởng toàn cầu.

David Bruce Shear từng là Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ cho An Ninh Sự Vụ Châu Á và Thái Bình Dương

Hoàng Thuyên – CTMM chuyển ngữ

Nguồn: National Interest

Theo: Chân Trời Mới Media

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”