Luật Sư Đoàn Paris lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lê Quốc Quân: tù nhân lương tâm ở Việt Nam

6 tháng 3, 2014

Ngày 18 tháng 2 năm 2014, tòa án phúc thẩm Hà Nội đã xử y án ba mươi tháng tù đối với ông Lê Quốc Quân. Là một luật sư và một nhà tranh đấu quyết liệt cho nhân quyền, ông Lê Quốc Quân là biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người Việt đòi các quyền tự do cơ bản tại Việt Nam. Ông bị Bộ Tư Pháp kết tội “trốn thuế”.

Ông bị bắt ngày 27 tháng 12 năm 2012, 9 ngày sau khi ông phổ biến một bài báo để chỉ trích một điều khoản trong Hiến pháp cho phép Đảng Cộng Sản Việt Nam một vị trí tối cao. Trên blog của ông, Ls. Quân đã không ngần ngại tố cáo việc nhà cầm quyền Việt Nam bóp nghẹt sự đa nguyên chính trị và tự do tôn giáo. Vào tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Công An tấn công các trang blog và web không được nhà nước chấp thuận và trừng phạt những người chủ blog.

Ngày 30 tháng 8 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra phán quyết rằng tội trốn thuế và sự giam giữ của ông Quân là những hành động đe dọa. Mục đích là “để trừng phạt ông sử dụng quyền của mình có trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị” về tự do ngôn luận. Ủy ban kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc cho ông Quân. Luật Sự Đoàn Paris lên án quyết định của Tòa án phúc thẩm và kêu gọi sự hỗ trở cho ông Quân và tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2012, sau khi ông Quân bị hành hung gần nhà và phải nằm viện, Luật Sự Đoàn Paris đã kêu gọi Thủ tướng Việt Nam phải bảo vệ ông Quân và tiến hành một cuộc điều tra về vụ này.

Luật Sự Đoàn Pháp cũng đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với bản án xét xử sơ thẩm ông Quân ngày 2 tháng 10, 2013. Luật Sự Đoàn Pháp đã tố cáo một phiên tòa không công bằng, không được công khai và thảo luận chỉ kéo dài vài phút để đi đến một bản án 20 trang đã được viết sẳn.

Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp một cách ôn hòa thường xuyên bị vi phạm. Những người đặt câu hỏi về chính sách của chính phủ hoặc kêu gọi sự thay đổi dân chủ đều bị đàn áp. Công an đe dọa và gây áp lực lên các nhà hoạt động và gia đình họ. Trong trường hợp này, người anh và người anh em họ của ông Quân đã bị bắt và bị cầm tù.

Chính phủ sử dụng những biện pháp pháp lý bịa đặt để phá rối và bịt miệng những nhà bất đồng ý kiến. Những nhà tranh đấu cho nhân quyền tiếp tục bị công an theo dõi một cách trắng trợn, bị phạt tiền và hạn chế di chuyển trong và ngoài nước.

Việt Nam đang ở vị trí 174 trên 180 trong bảng xếp hạng thế giới mới nhất về tự do báo chí của Phóng viên Không Biên Giới (RSF). Chính phủ không cho phép các phương tiện truyền thông tư nhân độc lập hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh và truyền hình cũng như các ấn phẩm giấy. Vào tháng 9 năm 2013, Đảng Cộng Sản đi xa hơn nữa trong lãnh vực đàn áp khi tung ra “Nghị định 72”, làm trở thành bất họp pháp việc sử dụng blog và mạng xã hội để chia sẻ thông tin và thời sự. Theo RSF, “Việt Nam hiện nay là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới cho các bloggers và cư dân mạng”, sau Trung Quốc.


Le Quoc Quan: prisonnier de conscience au Vietnam

6 mars 2014

La Cour d’appel d’Hanoi a confirmé, le 18 février 2014, la peine d’emprisonnement de trente mois prononcée à l’encontre de M. Le Quoc Quan. Avocat et fervent défenseur des droits de l’Homme, Le Quoc Quan incarne le combat mené par de nombreux Vietnamiens pour la défense des droits et libertés fondamentaux au Vietnam. Il est condamné par la justice pour «fraude fiscale».

Son arrestation remonte au 27 décembre 2012 et a eu lieu neuf jours après la publication d’un article dans lequel il critiquait une disposition de la Constitution qui donne au parti communiste une place prédominante dans la société vietnamienne. Sur son blog, M. Quan n’hésitait pas à dénoncer la répression menée par les autorités vietnamiennes contre le pluralisme politique et la liberté religieuse. En septembre 2012, le premier ministre Nguyen Tan Dung a ordonné au ministre de la Sécurité publique de cibler les blogs et sites internet non approuvés par les autorités et de punir ceux qui les ont créés. Dans son avis du 30 août 2013, le Groupe de travail des Nations Unies sur la détention arbitraire a fait valoir que l’accusation de fraude fiscale et la détention de M. Quan constituaient des mesures d’intimidation. Le but étant «de le punir d’avoir utilisé ses droits contenus dans l’article 19 du Pacte international relatif aux droits civils et politiques» concernant la liberté d’expression. Le Comité a appelé à sa libération immédiate.

Le barreau de Paris déplore la décision de la Cour d’appel et se mobilise pour la cause de M. Quan et de tous les défenseurs des droits au Vietnam. En août 2012, à la suite de l’agression physique dont a été victime M. Quan près de son domicile et de son hospitalisation, le barreau de Paris avait appelé le Premier ministre vietnamien à assurer la protection de M. Quan et à diligenter une enquête.

Le Conseil National des Barreaux avait également exprimé son indignation contre la condamnation de M. Quan en première instance le 2 octobre 2013. Il avait dénoncé la violation des garanties fondamentales du procès équitable, les débats n’ayant pas été publics et la délibération ayant duré environ une minute pour aboutir à la lecture d’un jugement, déjà écrit, d’une vingtaine de pages.

Au Vietnam, la liberté d’expression et le droit de se réunir pacifiquement sont fréquemment bafoués. Ceux qui remettent en question la politique du gouvernement ou qui appellent aux alternatives démocratiques sont réprimés. La police intimide et exerce des pressions sur les activistes et leurs familles. En l’espèce, le frère et la cousine de M. Quan ont déjà été arrêtés et emprisonnés.

Le gouvernement utilise des moyens légaux détournés afin de déstabiliser et museler les voix dissidentes. Les défenseurs des droits continuent de souffrir de la surveillance policière intrusive, des amendes et des restrictions de voyage national et international.

Le pays se situe à la 174e position sur 180 dans le nouveau classement mondial de la liberté de la presse de Reporters sans frontières. Le gouvernement n’autorise pas les médias indépendants ou privés à fonctionner et exerce un contrôle strict sur la radio et la télévision ainsi que sur les publications. En septembre 2013, le parti a encore franchi un nouveau cap répressif en instaurant le «décret 72», qui rend illégal l’usage des blogs et des réseaux sociaux pour partager des informations sur l’actualité. Selon RSF, «le pays demeure à ce jour la deuxième prison au monde pour les blogueurs et net-citoyens», après la Chine.

Nguồn: http://www.lebulletin.fr/international/droits-de-l-homme/2269-2014-4-le-quoc-quan-prisonnier-de-conscience-au-vietnam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…