Lương công chức

Tăng lương công chức. Ảnh minh họa: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì điều đầu tiên là phải trả được lương cho nhân viên đủ sống. Dù có marketing, truyền thông cỡ nào mà không trả nổi lương cho nhân viên thì cũng vứt đi, sản phẩm làm ra cũng sẽ như đồng lương, èo uột, kém chất lượng, thảm hại và không bán được.

Rồi sẽ lại luẩn quẩn: không bán được sản phẩm thì doanh thu thấp, doanh thu thấp thì lại không đủ trả lương và lương thấp, lương thấp thì sản phẩm lại èo uột. Và cứ thế xoáy trôn ốc đi xuống đến ngày sập tiệm. Nếu thế chấp nhà cửa đất đai đi vay đầu tư mà không tính toán đến việc trả lương mà chỉ lo ăn xổi, lại bị cán bộ nhân viên ăn cắp, xà xẻo thì rồi sẽ bị chủ nợ siết tài sản thôi. Một công ty như vậy là đã sai về định hướng và có thể khẳng định đội ngũ lãnh đạo là những kẻ bất tài, cần thay thế ngay.

Một đất nước cũng vậy. Khi bao năm vay mượn vật lộn mà vẫn không đủ trả lương đủ sống cho công chức thì nếu tiếp tục ắt sẽ lụn bại, sụp đổ hoặc rơi vào bẫy nợ để mất độc lập tự chủ. Nếu nhìn ở tầm đó thì phải hoạch định được có trả lương đủ sống cho cán bộ không, bao giờ và bằng cách nào? Việc “cải cách” tiền lương mà chỉ tăng 30% thì sẽ giải quyết được vấn đề gì không? Hay là cán bộ sẽ vẫn tiếp tục không đủ sống và phải ăn cắp, ăn bớt thời gian, công đoạn và cho ra xã hội những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng? Lãnh đạo sẽ vẫn phải tham nhũng để “xứng tầm” với vị trí mình nắm giữ? Nếu không nhìn được nghĩa là chưa đủ tầm lãnh đạo, chỉ là cơ hội và cố gắng duy trì quyền lực mà thôi.

Nhiều người sẽ bảo “méo mó có hơn không,” tăng được chút nào hay chút đó, đất nước còn khó khăn, như thế đã là cố gắng lắm rồi. Xin thưa, đó là cách nghĩ của kẻ ăn mày, là tâm thế của kẻ xin bố thí, được ban ơn hoặc của kẻ rắp tâm chui vào bộ máy nhà nước để ăn cắp, không cần quan tâm tới lương. Chứ không phải của người bán sức lao động chân chính hay mong muốn đất nước phát triển bền vững. Có tổ chức nào phát triển nổi khi loay hoay hàng thế kỷ không trả đủ lương cho nhân viên không? Làm sao thu hút được người tài thật sự với đồng lương ấy? Hay chỉ còn lại những người lao động cơ bắp chấp nhận làm việc dưới sự chỉ huy của những kẻ bất tài và cơ hội, gian manh?

Để phân tích thì sẽ rất dài dòng vì có rất nhiều khía cạnh phải mổ xẻ mà một bài viết không thể nói hết ý. Mình chỉ thông qua một ví dụ tiền lương để kết luận rằng một công ty hay một đất nước sẽ không thể phát triển và thành công được khi người lãnh đạo không có tầm nhìn và năng lực lãnh đạo để giải quyết vấn đề tiền lương.

Tăng lương bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là bao giờ lương đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống gia đình so với mặt bằng chung của xã hội. Có làm được điều đó không, hay cứ giật gấu vá vai để duy trì cho đến lúc cái áo rách nát đến mức không vá được nữa thì vứt đi và cởi trần? Hãy nhìn thẳng vào sự thật là cái kết cục cuối cùng đó chứ đừng để đến lúc cởi trần rồi mới tính.

FB Nguyên Tống

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.