Một Bộ Giao Thông Vận Tải chưa thức tỉnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xây đường bộ cao tốc Bắc – Nam không phải là việc mất còn như chống giặc ngoại xâm cứu nước; cũng không khẩn cấp như chống dịch bệnh, hỏa hoạn, lụt lội; cũng không cấp thiết như cứu đói.

Một Bộ Giao Thông Vận Tải chưa thức tỉnh 

Tính hệ trọng của Đường bộ cao tốc Bắc – Nam đã được đông đảo người dân kêu lên Chính phủ và Quốc Hội. Trong đó kiên quyết đề nghị không để các nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng Đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Một nước đang chiếm biển đảo của Việt Nam thì không thể tham gia xây dựng tuyến đường chiến lược huyết mạch của Việt Nam.

Nhưng đọc danh sách các nhà thầu, thì ở tất cả các gói thầu, nhà thầu Trung Quốc chiếm số đông áp đảo.

Cho nên xin gửi đến lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải những điều sau đây.

5 điều cốt lõi

1. Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không đòi hỏi những công nghệ đặc biệt. Người Việt Nam thừa khả năng tự mình xây dựng được đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Đó là điều mang tính nguyên tắc thứ nhất.

2. Xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không phải để cho không. Xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam để thu phí. Đó là điều chìa khóa thứ hai.

3. Người trả tiền cho Đường bộ cao tốc Bắc – Nam là nhân dân Việt Nam thông qua quá trình thu phí. Người xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam chỉ là người ứng vốn xây dựng trước, rồi thu phí hoàn vốn, và lấy lời. Nhân dân Việt Nam lưu thông trên Đường bộ cao tốc Bắc – Nam là người bị bóc lột. Đó là điều bản lề thứ ba.

4. Xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không phải là việc đắt đỏ. Xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam là việc có thể kiếm lời. Nên xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam có thể không quá khó huy động vốn. Nên xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam cũng không nhất thiết phải vay vốn nước ngoài. Đó là điều góc cạnh thứ tư.

5. Xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không phải là việc mất còn như chống giặc ngoại xâm cứu nước; Cũng không khẩn cấp như chống dịch bệnh, hỏa hoạn, lụt lội; Cũng không cấp thiết như cứu đói.

Cho nên, không phải huy động mọi tài lực để làm bằng được, không phải đi vay, đi xin viện trợ để thực hiện bằng xong. Mà phù hợp lúc nào thì xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam lúc ấy; Có tiền đến đâu thì xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam đến đấy. Đó là điều hạt nhân thứ năm.

3 hệ quả

Từ 5 điều cốt lõi trên, rút ra 3 hệ quả sau đây.

1. Có tiền đến đâu xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam đến đó. Không phải đi vay nước ngoài để cấp tốc làm cho hết ngay toàn bộ tuyến Đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

2. Hãy để cho người Việt Nam kiếm lời từ xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Không để người nước ngoài làm chủ đường sá Việt Nam, rồi bóc lột nhân dân Việt Nam. Các nhà thầu nước ngoài trúng thầu thì rồi cũng người Việt Nam thi công. Các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thì mang người Trung Quốc sang sinh con đẻ cái.

3. Gói thầu nào mà chưa có các nhà thầu Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện thi công, thì dừng lại. Không ai có thể bắt Việt Nam phải kết thúc tất cả các gói thầu xây Đường bộ cao tốc Bắc – Nam trong năm nay hay vài năm sau nữa.

Hy Vọng

Tuy đã thất vọng nhiều lần với lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT). Nhất là khi cả dàn lãnh đạo gồm bộ trưởng lẫn 4 thứ trưởng bị nhúng chàm. Nhưng vẫn le lói trông cậy vào lòng yêu nước còn di truyền trong dòng máu mỗi người Việt Nam. Không phải lúc nào tiền bạc cũng là trên hết. Không phải lúc nào cũng bị khuất phục trước áp lực.

Dẫu biết xác suất rất nhỏ, nhưng vẫn hy vọng lãnh đạo Bộ GTVT biết cách kết thúc các gói thầu lỡ mở đúng với nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam.

Cảnh tỉnh

Tài nguyên quốc gia không phải là sở hữu riêng của một người hay một nhóm người, mà có thể đem đi đánh đổi, hứa cho người này hay người kia qua các hiệp định hay nghị định như một món quà. Phàm những điều liên quan đến chủ quyền và sở hữu của đất nước đều là việc tối thiêng liêng mà nghiệp nhiều đời không gánh đặng. Lỡ sơ sẩy điều chi, thì không chỉ cá nhân mình có tội với tổ tiên, mà làm liên lụy cả muôn đời mai sau của con cháu. Nên phải nghĩ nát óc đêm ngày, trước khi xin ý kiến quốc dân đồng bào.

Quyền lực che hết tầm nhìn. Khi có quyền thường là bất chấp, lại ngộ nhận mang lại lợi ích cho quốc dân, không biết là đang rước họa nhiều năm sau cho hậu thế. Không phải Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc xa xôi, mà gương Võ Kim Cự còn lù lù ngồi đó.

Không ai rỗi hơi mà xía vào việc của người khác. Chẳng qua bởi liên đới đến số phận muôn dân mà phải cất lời.

Hãy thức tỉnh.

P/S: Kèm theo là danh sách các nhà thầu nước ngoài dự 8 gói thầu Đường bộ cao tốc Bắc – Nam:

1. Cao tốc Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Diễn Châu (Nghệ An) có 6 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 4 doanh nghiệp đến từ nước ngoài, liên danh. Đó là Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Daewoo (Hàn Quốc); Liên danh Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc – Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc – Công ty CP TASCO; và Liên danh Cầu đường Sinohydro-Powerchina (Trung Quốc).

2. Cao tốc Diễn Châu (Nghệ An) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh) có 10 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 7 đơn vị nước ngoài, gồm: Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Hyundai (Hàn Quốc); Liên danh Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc – Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc – Công ty CP TASCO; Liên danh Cầu đường Sinohydro – Powerchina (Trung Quốc); Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Lotte (Hàn Quốc); Công ty Kỹ thuật & Xây dựng POSCO (Hàn Quốc); Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam (Trung Quốc).

3. Cao tốc Mai Sơn (Ninh Bình) – quốc lộ 45 (Thanh Hóa) thu hút 11 nhà đầu tư nộp hồ sơ, trong đó có 9 nhà đầu tư nước ngoài. Đó là một doanh nghiệp Việt Nam liên danh với nhà đầu tư Trung Quốc; 2 nhà đầu tư Hàn Quốc, 5 nhà đầu tư Trung Quốc và một nhà đầu tư đến từ Pháp.

4. Đoạn quốc lộ 45 – Nghi Sơn (Thanh Hóa) không có nhà đầu tư trong nước tham gia, chỉ có 5 nhà đầu tư, liên danh nước ngoài, gồm: Daewoo E&C Co., Ltd. (Hàn Quốc), China Railway 16th Bureau Group Co., Ltd. (Trung Quốc), liên danh China Road and Bridge Corporation, Metallurgical Corporation of China Ltd. Dự án này cũng thu hút một nhà đầu tư Pháp là Liên danh Vinci Highways – Horizon Invest JV.

6. Đoạn Nha Trang – Cam Lâm (Khánh Hòa), có 8 đơn vị tham gia, trong đó có có 4 nhà đầu tư, liên danh nước ngoài. Đó là Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam (Trung Quốc), Tập đoàn Cầu và Đường Trung Quốc và hai liên danh giữa công ty Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.

7. Cao tốc Cam Lâm (Khánh Hòa) – Vĩnh Hảo (Bình Thuận) có 6 đơn vị nộp hồ sơ, trong đó 4 doanh nghiệp, liên danh nước ngoài tham gia là Công ty Cơ khí và Xây dựng POSCO E&C Việt Nam, Công ty TNHH China Harbour Engineering, Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư và thi công Vân Nam, Liên danh Công ty China National Machinery Import & Export Corp – Công ty Đường sắt 21 Trung Quốc (China Railway 21 Bureau Group) – Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.

8. Dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận) có 5 nhà đầu tư nộp hồ sơ, trong đó có 3 doanh nghiệp, liên danh với nước ngoài gồm: Tổng công ty Cầu và Đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation); Liên danh Công ty China National Machinery Import & Export Corp – Công ty Đường sắt 21 Trung Quốc – Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập; Liên danh Công ty TNHH China Gezhouba Group – Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 – Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.