Một chính quyền thiếu tử tế

Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm bên hành lang Quốc Hội hôm 4 tháng Mười Một, 2019 trả lời phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ Online: “Thông tin báo chí cung cấp là rất quan trọng, nhưng không nên đưa tin để làm phức tạp thêm tình hình trong nước và quốc tế,”...
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ 39 người Việt chết trong một chiếc container ở Anh vẫn là tâm điểm chú ý của dư luận xã hội. Trong khi nước Anh và thế giới xem đây là thảm kịch đánh động lương tri, thì chính quyền Việt Nam hành xử lạnh lùng và tìm cách bưng bít thông tin.

Liên quan đến thảm họa này, báo Tuổi Trẻ Online đã có một bài phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công An bên hành lang Quốc Hội hôm 4 tháng Mười Một, 2019.

“Thông tin báo chí cung cấp là rất quan trọng, nhưng không nên đưa tin để làm phức tạp thêm tình hình trong nước và quốc tế,” ông Tô Lâm nói.

Phát biểu kể trên của bộ trưởng công an đang gặp phải chỉ trích của nhiều người dùng mạng xã hội. Điều đáng nói, việc hạn chế báo chí đưa tin về vụ 39 người Việt tử vong tại Anh không chỉ là ý kiến cá nhân của ông Tô Lâm. Theo tiết lộ của tác giả Nghinh Phong trên Đài Á Châu Tự Do, thì hôm 3 tháng Mười Một, Ban Tuyên Giáo cũng đã ban xuống các cơ quan báo chí mệnh lệnh “câm mồm”, có nội dung tương tự:

“Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Anh làm rõ nghi vấn một số người Việt Nam mất tích có liên quan đến 39 người chết trong container ở Anh.

Để không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc và hoạt động xuất khẩu lao động, đề nghị các báo KHÔNG mở rộng thông tin khi chưa có thông tin mới từ cơ quan chức năng; KHÔNG đưa tin về nhân thân, hoàn cảnh của các gia đình có người thân nghi mất tích; hạn chế đề cập tình trạng xuất khẩu lao động, di cư bất hợp pháp tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời điểm hiện nay.”

Nước Anh và thế giới xem vụ 39 nạn nhân là một thảm kịch khuấy động lương tri và thắt chặt các chính sách để bảo đảm hạn chế những cái chết đau lòng như vậy. Đáng ra chính quyền Việt Nam cần có bổn phận thông tin để người dân hiểu rõ hơn về vấn nạn buôn người và những rủi ro để phòng tránh, thay vì cố tình che giấu và bưng bít.

Việc nhà nước Việt Nam ra lệnh cho báo chí trong nước không đưa tin về vụ việc này đang nhằm che giấu sự bế tắc và nghèo khổ ở quê hương.

Rõ ràng, trong thảm kịch 39 người Việt chết tại Anh, xét cho đến cùng, thì nhà nước không thể vô can khi công dân của mình kéo nhau mạo hiểm, chấp nhận đem cả nhân phẩm, sinh mạng để hoán đổi cơ hội hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu là một chính phủ tử tế và có lòng tự trọng thì cần phải nhận thức sự thật này, phải thấy mình có lỗi và trách nhiệm với công dân của mình.

Qua thảm kịch nêu trên, thấy rằng nước Anh đã hành xử hết sức nhân văn. Dù không thân thích, nhưng người dân Anh thắp nến cầu nguyện, còn cảnh sát treo cờ rủ và làm lễ tưởng niệm. Trong khi tại Việt Nam, mấy ông bà nghị không có lấy 1 phút tưởng niệm, và nhà nước thì cậy quyền lực để để bắt báo chí phải câm mồm. Cách hành xử này không chỉ trâng tráo mà còn hết sức tàn nhẫn.

Ngô Đồng – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.