Một Trịnh Xuân Thanh thứ hai?

Blogger Trương Duy Nhất thời điểm ra tòa tại Đà Nẵng, 4 tháng Ba, 2014. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày này cộng đồng mạng bàn tán nhiều về sự mất tích cuả nhà báo, blogger Trương Duy Nhất với nhiều giả thiết căn cứ trên những thông tin từ nhiều phía. Tuy nhiên câu hỏi ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao lại bắt anh là câu hỏi lửng lơ không ai có thể giải mã được ít nhất là trong lúc này.

Trương Duy Nhất vắng bóng tại Việt Nam hơn 1 tháng về trước, nhiều người tin rằng trong thời gian đó anh đã bí mật chạy sang Campuchia bằng con đường bất hợp pháp và ít lâu sau anh tiếp tục theo đường dây đưa người sang Thái Lan, bắt đầu cho cuộc chạy đua với an ninh Việt Nam để cuối cùng anh gõ cửa Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) chính thức nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Nhiều nguồn tại Thái Lan xác nhận trong đó có cả sự xác nhận của UNHCR về lá đơn của anh nộp tại đây.

Và vào chiều tối ngày 26 tháng 1 năm 2019 trong khi đến Future Park, thuộc quận Rangsit ngoại ô Bangkok anh biến mất không để lại chút tăm tích nào.

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được thông báo về vụ việc và họ nói không hay biết gì về sự mất tích của anh. Từ đó, người ta lần tới một giả thiết khác: Có lẽ lực lượng an ninh Việt Nam đã theo dõi Trương Duy Nhất từ khi anh bắt đầu rời Việt Nam và bắt anh tại Thái Lan, nơi người Việt sinh sống bất hợp pháp khá nhiều, rồi sau đó mang anh về Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra, lý do gì làm cho Trương Duy Nhất trở thành một phạm nhân mang trọng tội đến nỗi phải trốn tránh sang đất Thái và tại sao an ninh Việt Nam bắt anh mà không phải là cảnh sát Thái Lan?

Nhiều người cho rằng Trương Duy Nhất dính líu đến vụ án Vũ Nhôm, vì anh từng làm việc cho báo Đại Đoàn kết và có thời gian đại diện chính thức tại Đà Nẵng, trong khi báo này chuyển nhượng Văn phòng đại diện ở miền Trung, mà tờ báo xin mua theo diện công sản nhà nước vào năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 của Vũ “nhôm” vào năm 2011 để Vũ biến nơi đây thành nhà riêng của mình, trong thời gian này Trương Duy Nhất có chấm mút gì tới Vũ Nhôm hay không vẫn lại nằm trong giả thiết khiến anh phải bỏ trốn.

Nhưng nhìn kỹ lại chi tiết này thì Trương Duy Nhất không phải là một chuyên gia về móc nối cho Vũ Nhôm khuynh đảo đất đai tại Đà Nẵng mặc dù trong thời gian Nguyễn Bá Thanh còn hét ra lửa tại đây thì Trương Duy Nhất là người có thể quàng vai bá cổ “anh Thanh” với tính cách nhà báo thân thiết cho tới khi Nhất bỏ bút không làm báo nữa mà về nhà viết Blog.

Nếu Trương Duy Nhất chịu làm ăn với Vũ “nhôm” thì anh không buông bút và chịu 2 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Bởi lý do dễ hiểu khi đã viết bài chống lại chế độ thì anh không thể làm ăn phi pháp núp bóng người của chế độ mà anh đang phản biện mạnh mẽ như trang “Một góc nhìn khác” của blogger Trương Duy Nhất.

Vậy anh còn giữ bí mật nào khác đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là đồng hương của anh và anh cũng từng phê phán ông này cật lực sau khi mãn hạn tù về sinh sống tại Đà Nẵng? Giả thiết này cũng không đứng vững vì Trương Duy Nhất không phải là một “ngôi sao” trong làng báo chí Việt Nam để có trong tay những câu chuyện thâm cung bí sử, hay bí mật cá nhân của tứ trụ triều đình. Sau hai năm tù tội, thật khó thể cho rằng anh nắm được bí mật của bất cứ ai trong những chiếc ghế cao nhất nước, vì làm sao anh tiếp cận được với những nhân vật sau lưng hậu trường để có được những thông tin mà một nhá báo thường thường không thể nào nắm được?

Vậy thì một lần nữa: Ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao?

Lần theo dấu vết của câu chuyện từ khi anh trình báo xin tỵ nạn với UNHCR cho tới khi mất tích anh đã xuất hiện nhiều lần tại một khách sạn ở ngoại ô Bangkok với giấy tờ tùy thân không hợp lệ vì anh không dùng hộ chiếu Việt Nam để vào Thái Lan. Một người Việt đang sống ở Thái đã giúp anh đăng ký khách sạn và vì vậy cảnh sát Thái không thể có dữ liệu về sự xuất hiện của anh ngoại trừ chính người giúp anh lên tiếng. Tuy nhiên không ai dám lên tiếng việc này nếu không muốn vào nhà giam của Thái.

Trương Duy Nhất trước khi mất tích đã gọi vài cuộc gọi cho người thân, bạn bè tại Thái nhưng do sử dụng điện thoại không an toàn anh bị nghe lén và đã có người gọi cho anh một cách lơ lửng như thăm dò sự nghi ngờ của họ. Trương Duy Nhất đã cho người quen biết về hiện tượng này trước khi anh bị bắt.

Đặc vụ Việt Nam rất giỏi về tiếp cận con mồi thông qua tay chân, cảm tình viên và ngay cả sự vô tình của nhân viên nước sở tại. Vụ án Trịnh Xuân Thanh trước đây so với việc bắt giữ Trương Duy Nhất phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên nó cùng chung một bản chất nếu thực sự do Tình báo Việt Nam chủ mưu. Nếu Trịnh Xuân Thanh là chìa khóa mở chiếc tủ sắt bằng chứng phạm tội của đường dây tham nhũng thì Trương Duy Nhất không là gì so với đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng là Đinh La Thăng. Nếu Việt Nam dám một lần nữa lập lại vết xe cay đắng Trịnh Xuân Thanh thì chắc chắn Trương Duy Nhất phải có bí mật gì ghê gớm lắm đáng để người ta hy sinh “khủng hoảng ngoại giao” một lần nữa.

Nhưng cũng không ngoại trừ giả thiết rằng Việt Nam đánh giá Thái Lan thấp hơn Đức nhiều vì chế độ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuy được tiếng là một thể chế dân chủ nhưng vấn đề đối phó với thành phần đối kháng không thua gì Việt Nam. Từ hiện thực này Việt Nam có quyền nghĩ rằng Thái sẽ dễ dàng phớt lờ cho hành động bắt người trên đất nước của mình, nếu có cũng không đáng ngại như phản ứng quá mạnh mẽ của chính phủ Đức.

Nhưng dù sao, giả thiết vẫn là giả thiết cho tới khi truyền thông quốc tế khui ra sự thật. Chỉ mong rằng nhà báo, blogger Trương Duy Nhất không dính sâu vào bí mật thâm cung bí sử, nếu dính tới Vũ Nhôm thì may ra anh còn thấy ánh sáng bên trong song sắt nhà tù, bằng ngược lại người ta sẽ không từ bỏ một hành động nào để trừng phạt anh, hoặc bịt miệng anh trước khi bí mật ấy bị phơi bày.

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.