Mùa đảo chính đã bắt đầu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.

Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:

1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?

2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.

3. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

4. Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận.

Rồi khi có QH 14 vào tháng 6/2016, nguyên tiến trình bầu bán này và phải đúng kết quả này được lập lại một lần nữa, khởi đi bằng việc chủ tịch QH13 Nguyễn Thị Kim Ngân bảo QH14 bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch QH14.

Rất tiếc, toàn bộ kịch bản công phu này trở thành vô ích vì Điều 87 của bản Hiến pháp năm 2013 đã qui định rằng: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước”. Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang còn kéo dài đến khoảng tháng 7-2016 nếu ông không từ nhiệm và không phạm tội gì quá nặng đến độ bị truy tố, kết án, và truất phế.

Như vậy, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn một trong 2 lựa chọn chứ không thể có cả hai: Hoặc chơi trò du đãng, bỏ mặt nạ nhà nước pháp quyền, đạp lên hiến pháp, lấy “quyền lực cách mạng trên nòng súng” để đảo chính, lôi ông Trương Tấn Sang xuống khỏi ghế chủ tịch nước bất cần lý do; Hoặc phải chấp nhận nuốt giận ngồi nhìn cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế lãnh đạo đến tháng 7-2016. Không có chủ tịch nước mới thì không có người đề cử thủ tướng mới, cho dù có lấy lý do suy xụp kinh tế để hạ bệ thành công ông Dũng đi nữa.

Đó là chưa kể trường hợp nếu phe cánh riêng của ông Sang, ông Dũng còn một số lực tối thiểu nào đó và biết hiệp lực lại, họ vẫn có thể tuyên bố các kết quả bầu bán của Quốc Hội Bà Ngân vô giá trị vì đều vi phạm hiến pháp. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ có 2 chủ tịch nước và 2 thủ tướng, mạnh ai nấy ra lệnh. Đất nước sẽ có nội chiến.

Tại điểm này, chưa biết kịch bản nào sẽ xảy ra nhưng 2 điểm sau đây đã có thể khẳng định:

- Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế chủ tịch nước và thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4.

- Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối ngoan ngoãn viết thư xin từ nhiệm, đặc biệt khi thấy đòn sỉ nhục “bãi nhiệm” mà QH bà Ngân đang toan tính dành cho họ.

Còn một câu hỏi cuối. Động cơ nào khiến phe ông Trọng khẩn trương ra tay sát phạt đến như thế? Không chờ được đến tháng 11 như các nhiệm kỳ trước thì đã đành, nhưng chỉ đến tháng 6-2016 cũng không chờ được là sao?

Hiện có một vài lý do khá hữu lý sau đây:

- Cánh đang thắng thế vẫn sợ cánh ông Nguyễn Tấn Dũng có thể “trỗi dậy không hòa bình” trong cuộc bầu cử QH khóa tới qua công cụ Nguyễn Thiện Nhân, người đang nắm Mặt Trận Tổ Quốc — bộ phận lèo lái tiến trình tuyển lựa ứng viên quốc hội.

- Cánh đang thắng thế không quan tâm lắm đến ông Sang nhưng nhắm chính vào việc phải hạ bệ ông Dũng trong tháng 4, trước khi đón Tổng Thống Obama đến thăm vào tháng 5. Rút kinh nghiệm việc chính quyền Obama đòi chỉ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands vào tháng 2-2016, cánh ông Trọng không thể để cảnh này tái diễn. Nếu ông Dũng, trong vai trò thủ tướng, bỗng ký kết gì đó với Tổng Thống Mỹ chống Tàu, thì cánh ông Nguyễn Phú Trọng biết ăn nói làm sao với Bắc Kinh.

- Và sau hết, cánh đang thắng thế bị sức ép nặng nề từ Bắc Kinh phải gấp rút loại bỏ các lãnh tụ không đáng tin tưởng, phải xiết chặt hàng ngũ đứng sau TQ vì cuộc chiến tại Biển Đông sắp bắt đầu.

Mùa đảo chính đã bắt đầu. Các sứ quán Tây Phương chuẩn bị đón nhận người xin tị nạn chính trị nhé.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.