Mục Sư Nguyễn Hồng Quang Bị Đe Dọa Tính Mạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị đe dọa tính mạng
Giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam
vẫn bị sách nhiễu liên tục

JPEG - 100.1 kb
Lm Phan Văn Lợi và Ms Nguyễn Hồng Quang

1/ Ngày 26/04/2008, mục sư Nguyễn Hồng Quang yêu cầu mục sư Y Yan và mục sư Y Kor tại Pleku báo cho chính quyền địa phương nơi đó biết về việc Ms Quang sẽ đến Pleku tham dự lễ tạ ơn của Hội Thánh Mennonite sắc tộc Jarai, và dự đám cưới của con Mục sư Y Hoan. Sau đó, có 8 công an đến nhà Ms Y Yan làm áp lực và triệu tập Ms Y Kor đến trụ sở công an thẩm vấn, khủng bố tinh thần. Kể từ đó, Ms Quang liên tục bị một người gọi điện thoại từ số máy 098-311-6127 chửi thề, hăm dọa sẽ giết chết ông nếu ông lên Tây Nguyên thăm viếng mục vụ các sắc tộc tại đó.

2/ Ngày 21/04/2008, một người có địa chỉ email Janapur-vietnam gửi email đến Ms Quang đòi giết ông. Trước đó, người này cũng đã từng hăm dọa, khủng bố tinh thần gia đình ông qua email.

3/ Ngày 23/04/2005, công an và chính quyền Phan Rang họp dân để đấu tố:

­­– Ms Nguyễn Hồng Quang (ở Sàigòn), – Ms Nguyễn Công Chính (ở Pleku), – Ms Đàn Năng Quyền (thuộc sắc tộc Chăm là đại diên Mennonite Phan Rang và là thành viên ban điều hành các sắc tộc), – Truyền đạo Lưu Huy (sắc tộc Chăm, bị công an thẩm vấn và chuẩn bị đấu tố, nhưng vì truyền đạo Huy rất hiền từ chân thật nên được nhân dân binh vực).

4/ Ngày 29/04/2008, công an đã bắt ba sinh viên thần học Mennonite đang trọ học tại nhà Ms Quang về phường An Khánh quận 2 thẩm vấn. Họ bắt các sinh viên này kiểm điểm, cấm thực tập môn truyền thông phúc âm trong thân hữu (trong khi họ cùng với một số chủng sinh khác được thầy giáo hướng dẫn đi bộ bên nầy cầu Thủ Thiêm để thực tập). Khi Ms Quang đến đồn công An Quận 2 xin gặp trưởng quận để tìm hiểu lý do tại sao công an bắt 3 sinh viên này thì cảnh vệ đuổi ông ra. Ông yêu cầu được vào phòng tiếp dân của công an quận để chờ đợi, nhưng vẫn bị công an đuổi ra. Cuối cùng, khi cán bộ trực ban ra, họ mới cho mục sư vào. Nhưng công an tại đây lại gọi điện cho các mục sư khác nói rằng Ms Quang đến trụ sở công an để quậy, còn việc bắt người thì nói rằng do hiểu lầm…

5/ Ngày 29/04/2008 công an sở, quận và phường tập trung đóng chốt trước ngõ dẫn vào văn phòng giáo hội Mennonite. Mọi việc đi lại của Ms Quang đều bị lực lượng nầy theo dõi sát sao. Viên trung tá khối trưởng công an phường Bình An cho họp dân để vu khống, bôi nhọ người Tin lành. Khi bị dân chúng phản ứng thì họ nói rằng Ms Quang là Tin Lành Degar phản động.

6/ Hiện nay một chiến dịch bôi nhọ các mục sư Mennonite đang được thực hiện cùng với hàng ngàn tờ rơi gửi đến từng nhà dân ở nhiều tỉnh thành đất nước, nhất là những vùng có người Tin lành. Tờ rơi có nội dung nhân danh lãnh sự Mỹ, nhân danh giáo hội Tin Lành VEF tố cáo Ms Quang nhiều chuyện nhằm gây hiểu lầm và phá hoại uy tín lãnh đạo giáo hội của ông. Các mục sư Mennonite tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung bị thẩm vấn, bị thúc ép bỏ đạo hoặc buộc phải chuyển qua nhóm Mennonite được chính quyền hậu thuẫn.

7/ Ngày 15 và 17/04/2008, công an gửi giấy triệu tập Ms Nguyễn Hồng Quang (xem phần đính kèm), và đêm khuya đập cửa đòi khám xét nhà gây hoảng loạn cho 33 sinh viên Tin Lành đang theo học thần học tại đây, cho dẫu họ đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền vào tháng 01/2008.

8/ Điều không thể hiểu nổi là từ năm 2004 đến nay, nhà cầm quyền địa phương luôn mở loa phóng thanh lớn chỉa trước cửa phòng thờ phượng của hội thánh Mennonite, chỉ cách có 4 mét, gây bất lợi rất lớn cho việc cầu nguyện và học tập, ngay cả lúc hội thánh có người bệnh cần nghỉ ngơi hay có chuyện tang chế, họ vẫn không tha. Có lần mục sư đang làm lễ cho một đám tang mà loa phóng thanh vẫn mở lớn, tang gia phải ra phường năn nỉ nhưng họ vẫn không giải quyết, không chịu tắt loa phóng thanh!

9/ Hiện nay nhiều mục sư Mennonite đang bị giam cầm trong tù chưa được tha. Các thủ tục hành chánh thì có sự phân biệt đối xử với tín hữu Mennonite. Công an đang giữ giấy tờ tùy thân của một số tín hữu Mennonite từ nhiều năm nay và không chịu trả. Nhiều nhu cầu cần thiết của cuộc sống cần được thỏa mãn theo tính nhân đạo đã không được giải quyết. Các khiếu nại về những thiệt hại của giáo hội do nhà cầm quyền gây ra không được cứu xét. Những quyết định hành chánh sai trật của nhà cầm quyền đối với hội thánh Mennonite không được thu hồi…

Hiện nay Ms Quang đang cần được nghỉ ngơi để điều trị nhiều chứng bệnh phát sinh từ thời bị tù mấy năm trước đây, và nhiều mục sư khác trong giáo hội Mennonite chỉ lo phụng sự Thiên Chúa, nhưng vẫn bị chính quyền tìm đủ cách sách nhiễu.

Kính xin anh chị em hãy cầu nguyện cho các tín hữu Mennonite thuần túy tại Việt Nam.

Đề nghị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chấm dứt hẳn cách hành xử lạc lỏng dai dẵng như vậy đối với giáo hội Mennonite là giáo hội vốn có truyền thống chuộng sự thật, hòa bình và công lý.

Việt Nam, ngày 29/04/2008

Văn Phòng Giáo Hội Mennonite.

JPEG - 45 kb

JPEG - 54.1 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).