Mỹ đưa máy bay oanh tạc chiến lược tập trận trên Biển Đông

Khu trục tàng hình chiến thuật F-22 Raptor bay tới Biển Đông tập trận cùng oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer ngày 10/12/2020. Ảnh: U.S. AirForce
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

GUAM, Mỹ (NV) – Không quân Mỹ đưa hai loại oanh tạc cơ chiến lược, khu trục tàng hình tối tân nhất gồm B-1B Lancer và F-22 Raptor tới tập dượt làm quen thêm với khu vực Biển Đông.

Bản tin từ Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ khu vục Thái Bình Dương cho hay oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer và chiến đấu cơ tàng hình chiến thuật F-22 Raptor đã từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam bay tới tập trận trên Biển Đông hôm 10 tháng Mười Hai vừa qua. Theo nguồn tin trên, một oanh tạc cơ B-1B Lancer bay đến từ căn cứ không quân Ellsworth Air Force Base, tiểu bang South Dakota, trong khi 2 chiếc F-22 Raptor đến từ căn cứ Langley-Eustis, tiểu bang Virginia.

“Phi vụ này cho chúng tôi cơ hội được phối hợp với máy bay B-1B qua nhiều cơ quan trong Không quân hầu trắc nghiệm khả năng tác chiến ngăn chặn các mối đe dọa đối xứng hay bất đối xứng.” Sĩ quan chỉ huy nhóm F-22 Raptor cho hay trong cuộc phỏng vấn. “Đây là kinh nghiệm độc đáo luyện tập nghênh cản các sự đe dọa trên không và mài dũa kỹ năng.”

Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương được coi như khu vực có nguy cơ xảy ra chiến tranh ngày càng cao hơn nên mấy năm qua, Hoa Thịnh Đốn xoay trục để đối phó với tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh. Bởi vậy các loại phi cơ tối tân nhất của Mỹ được đưa tới tập luyện trên Biển Đông, làm quen với địa lý địa hình.

Trung tá Lincoln Coleman, chỉ huy phi đội ném bom 37 nói rằng “Những phi vụ này biểu lộ quyết tâm của chúng ta cũng như sự cam kết đối với các đồng minh ở khu vực. Nó cũng chứng tỏ khả năng của lực lượng oanh tạc đặc nhiệm hoạt động khắp thế giới.” Mỹ vẫn cam kết đóng góp an ninh và ổn định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Duong và tiếp tục tìm cách huấn luyện nhằm cải tiến khả năng sẵn sàng cho cả máy bay chiến đấu cũng như máy bay oanh tạc.

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay oanh tạc tàng hình tầm xa B-1B Lancer đến Biển Đông. Ngày 9 tháng Mười Một, hai chiếc B-1B Lancer đã tới Biển Đông, bay gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa, gửi thông điệp cảnh cáo đến Bắc Kinh. Ngày 29 tháng Tư, hai chiếc B-1B Lancer cũng đã bay đến Biển Đông phối hợp tập trận cùng với hai nhóm tàu chiến của hải quân Mỹ.

Lần này, khi các máy bay B-1B Lancer và F-22 Raptor bay đến khu vực, tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island (LPD 8) trọng tải 41.000 tấn và tàu USS Somerset (LPD 25) trọng tải 25.000 tấn từ hai hướng khác nhau tiến vào Biển Đông tập trận.

Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tập luyện đổ bộ từ trực thăng trên tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island ngày 8/12/2020 trên Biển Đông. Ảnh: U.S. Navy
Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tập luyện đổ bộ từ trực thăng trên tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island ngày 8/12/2020 trên Biển Đông. Ảnh: U.S. Navy

Cũng vào dịp này có cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN và cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các đối tác khu vực, gồm cả Mỹ và Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa ve vãn các nước ASEAN với lời kêu gọi “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN xây dựng một cộng đồng thân thiết hơn với tương lai chung của hai bên.”

Lời hô hào của ông ta trái ngược hoàn toàn với những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đánh chiếm một số bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988 rồi bồi đắp, xây dựng những đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự quy mô tối tân cho cả không quân và hải quân sử dụng, mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Trong khi Bắc Kinh cũng tập trận quy mô hàng chục lần trên Biển Đông mỗi năm, mới đây, tờ Hoàn Cầu Thời Báo tuyên truyền rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với “hành động điên cuồng cuối cùng” của Tổng Thống Mỹ Donald Trump cả trên Biển Đông và các đòn kinh tế chính trị trước khi trao lại Tòa Bạch Ốc cho Tổng Thống Tân Cử Joe Biden.

Tuần qua, Bắc Kinh tức giận vì một bài viết của quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Christopher Miller trên báo Phi Luật Tân Philstar kêu gọi các nước ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế và chính tri, quân sự với Mỹ để có một liên minh khu vực hùng mạnh chống lại tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.