Mỹ – Nhật điều chỉnh chiến lược an ninh chung

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đồng nhiệm Nhật Bản Nobuo Kishi tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, 04/05/2022. Ảnh: AP - Manuel Balce Ceneta
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thúc đẩy Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh. Hôm qua, 04/05/2022, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật đã gặp nhau tại Washington. Hướng đến điều chỉnh chiến lược an ninh song phương Nhật – Mỹ, điều chỉnh chiến lược an ninh chung với các đồng minh là trọng tâm của cuộc họp. Hoa Kỳ cam kết sẽ mở rộng khả năng “răn đe hạt nhân,” để bảo vệ Nhật Bản.

Theo báo Nhật Nikkei Asia, mối đe dọa Nga là chủ đề mở đầu cuộc họp kéo dài 75 phút giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi và người đồng cấp Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh là “cuộc xâm lược liều lĩnh của Nga thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, là mối đe dọa đối với các xã hội tự do ở khắp nơi.” Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật khẳng định, với cuộc chiến của Nga chống Ukraine, an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương không còn có thể tách rời khỏi an ninh của châu Âu.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật cùng chia sẻ nỗi lo ngại chung về thế trận phòng thủ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng do việc Hoa Kỳ phải tập trung nhiều hơn vào châu Âu trong thời điểm hiện tại. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết Tokyo và Washington “sẽ xem xét để điều chỉnh tốt hơn các chiến lược hợp tác về quốc phòng và tối ưu hóa thế trận phòng vệ tại khu vực.” Bộ Trưởng Lloyd Austin cũng thông báo “sẽ thảo luận về cách thức làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác của chúng tôi với các đối tác đồng chí hướng khác, bao gồm nhóm Bộ Tứ – QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc)… và Hàn Quốc.”

Hàng loạt thách thức đe dọa an ninh khu vực, từ việc Nga triển khai tên lửa trên quần đảo Kuril mà Nhật đòi chủ quyền, đến việc Trung Quốc đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hay tên lửa hạt nhân Bắc Triều Tiên, chưa kể đến các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Cũng trong cuộc họp này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nêu bật mối đe dọa Trung Quốc: “Hành vi gần đây của Trung Quốc đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với các chuẩn mực, giá trị và các thể chế chung, làm nền tảng cho trật tự hiện hành.”

Hoa Kỳ “mở rộng khả năng răn đe quân sự, bao gồm răn đe hạt nhân” là quan tâm hàng đầu của phía Nhật. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tái khẳng định “cam kết không gì lay chuyển nổi của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản, bao gồm cam kết mở rộng khả năng răn đe quân sự, với toàn bộ hệ thống vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.”

Đây là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Nhật công du Hoa Kỳ, kể từ khi ông nhậm chức cuối năm 2020. Theo Nikkei Asia, cuộc họp hôm nay đặt nền móng cho chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Tổng Thống Joe Biden trong tháng Năm. Ngoài cuộc hội kiến riêng với thủ tướng Nhật, tổng thống Mỹ sẽ họp với các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Hiện tại, do bị ràng buộc bởi Hiến Pháp chủ hòa, Nhật Bản về nguyên tắc không thể đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài. Trong cuộc họp báo sau buổi họp với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cho biết chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thúc đẩy các thảo luận về việc mở rộng khả năng phòng thủ của đất nước, bao gồm cả tranh luận về “khả năng phản công.”

Nhật Bản dự kiến sửa đổi ba văn kiện quan trọng về an ninh trong năm nay, trong đó có Chiến lược An ninh Quốc gia. Theo báo Nikkei Asia, đây cũng là dịp để Tokyo và Washington “xác lập các mục tiêu, chiến lược và chiến thuật chung, đạt được một thỏa thuận đủ sức đương đầu với tình hình an ninh phức tạp của khu vực.”

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Số người di cư Trung Quốc đã bị giam giữ ở biên giới với Mexico cao gấp 10 lần vào năm 2023 so với những năm trước đại dịch. Sự suy thoái kinh tế ở quê nhà cùng với những lo ngại về nhân quyền đang thúc đẩy nhiều người tìm kiếm cuộc sống mới ở Mỹ. Ảnh: Reuters

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?

Wang Zhongwei [người rời bỏ Trung Quốc, vượt biên giới Mexico-Mỹ vào Mỹ xin nhập cư] nói rằng nếu Trung Quốc muốn người dân ở lại, họ phải cải cách triệt để hệ thống giáo dục và phúc lợi xã hội để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người.

“Mọi người sống vì hy vọng, họ cần có hy vọng,” Wang nói. “Giáo dục không giải quyết được sự bất bình đẳng, nhưng ít nhất nó có thể đưa mọi người đến một vạch xuất phát bình đẳng hơn; nó mang lại cho mọi người niềm hy vọng.”

Sư Thích Minh Tuệ trong một căn chòi tạm ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tiền Lê/ Tiền Phong

Sao nhà cầm quyền sợ sư Thích Minh Tuệ?

Tại sao nhà cầm quyền phải sợ? Một vị hành giả đầu trần chân đất đội nắng đội mưa bộ hành trên đường thiên lý, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ai cho gì ăn nấy, y phục chỉ là những mảnh vải bỏ đi ghép lại, một xu cũng không dính túi, buông bỏ mọi tiện nghi vật chất của trần gian thì có gì đáng sợ?

Sư Minh Tuệ không phải là nhà bất đồng chính kiến hay nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Sư không truyền bá một ý thức hệ nào đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Trên đường vân du, ai thắc mắc gì thì ông trả lời bằng những câu nói giản dị, mộc mạc, chủ yếu khuyên người ta làm lành lánh dữ, ai nghe cũng hiểu, chẳng có gì cao siêu vì đã có sẵn trong đạo xử thế hàng ngàn năm của dân tộc Việt.

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ lương? Ành: Việt Nam Thời Báo

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp?

Nhà chức trách chỉ giải thích quy định đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương đã được thực hiện liên tục từ năm 1957 đến nay.

Thực tế 2% phí công đoàn này, theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thì có 75% được để lại cho công đoàn cơ sở hoạt động, còn 25% chuyển lên công đoàn cấp trên. Mà công đoàn cấp trên này thực chất là cánh tay nối dài của nhà chức trách, và các vị trí đầu lĩnh của tổ chức này luôn chịu sự điều phối của đảng.

Sư Minh Tuệ và Thầy Minh Trạng đang song hành với nụ cười hoan lạc. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

Sư Minh Tuệ

Nhiều người đi theo Sư cho biết Sư như có một hấp lực, một từ trường khiến khi cạnh Sư sẽ thấy tâm an lạc, thanh thản. Bởi Sư đã buông bỏ tất cả kể cả mạng sống của mình, do vậy lòng Sư an lạc và truyền được sự an nhiên đến được với người chung quanh. Giữa con đường thiên lý, Sư luôn nở nụ cười, nụ cười mang đến cho mọi người hạnh phúc. Đó chính là sức hấp dẫn của Sư.