nCoV có thể lây qua không khí: Một khả năng chưa bị loại trừ

Hình minh họa nCoV. Ảnh: chinadaily.com.cn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cho đến nay, các con đường lây truyền được biết của nCoV (có tên chính thức là SARS-CoV-2) là tiếp xúc với các giọt hô hấp có chứa virus từ người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, và tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus, trong đó, con đường thứ nhất được cho là chủ yếu.[1]

Các nhà khoa học đang tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu có các con đường khác hay không.

Qua một thông báo vào ngày 8/2 vừa qua, một quan chức y tế Trung Quốc cho biết nCoV có thể lây qua không khí.[2]

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật (CDC) Trung Quốc gần như đã điều chỉnh ngay thông báo, rằng nCoV không được biết là một loại virus lây qua con đường này.

Nhưng điều chỉnh của CDC Trung Quốc không có nghĩa là nCoV không lây qua không khí.

Điều chỉnh này cần được hiểu rằng khoa học không, hay chưa có bằng chứng về việc nCoV lây qua con đường này, và cần có thêm nghiên cứu để khẳng định rằng nCoV có thực sự lây qua không khí hay không.

Xét về khả năng, con đường lây qua không khí của nCoV không phải là không thể. Để hiểu điều này, chúng ta hãy xem giải thích của Ian M. Mackay và Katherine Arden, hai nhà khoa học tại Đại học Queensland, Úc, đồng tác giả của bài viết ‘There’s no evidence the new coronavirus spreads through the air – but it’s still possible‘ (‘Không có bằng chứng rằng virus corona mới lây qua không khí – nhưng điều này vẫn có thể‘) trên The Conversation.[3]

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt giữa lây qua không khí (airborne spread) và lây qua các giọt hô hấp (droplet spread).

Khi chúng ta hắt hơi, ho, hoặc nói chuyện, chúng ta sẽ thở hay hắt ra các hạt với các kích cỡ khác nhau.

Các hạt với kích cỡ lớn hơn 5-10 µm rơi xuống đất trong vài giây hoặc rơi xuống các bề mặt nào đó.

Các hạt này, được gọi là các giọt hô hấp, hiện được cho là con đường lây truyền chủ yếu của nCoV (như trên đã nêu).

Các hạt với kích cỡ nhỏ hơn, trong khi đó, vẫn lơ lửng trong không khí và bay hơi rất nhanh (ít hơn một phần mười giây trong không khí khô). Chúng để lại các hạt (cặn) giống như gel làm từ protein, muối và những thứ khác, bao gồm cả virus.

Những thứ còn lại này được gọi là nhân giọt (“droplet nuclei”) mà người có thể hít vào.

Chúng tồn tại trong không khí hàng giờ, theo các luồng không khí qua hành lang bệnh viện, trung tâm mua sắm hoặc tòa nhà văn phòng.

Để truyền bệnh cho người, các hạt này phải chứa virus, và virus phải có khả năng bám vào màng nhầy của chúng ta – lớp lót mềm của tai, mũi, kết mạc, họng và đường tiêu hóa, và phải có thể xâm nhập vào tế bào của chúng ta và sao chép. Bên cạnh đó, cần có đủ virus để vượt qua các phản ứng miễn dịch sớm của chúng ta nữa.

Lây qua không khí, như vậy, phân biệt với lây qua các giọt hô hấp ở kích thước các hạt có chứa virus, thời gian mà các hạt có thể tồn tại trong không khí, và cách thức mà các hạt đi vào cơ thể vật chủ.

Lây qua không khí còn được gọi với tên khác là lây qua aerosol, hay lây qua sol khí.

Mackay và Arden chắc chắn không phải là những người hiếm hoi trong số các nhà khoa học cho rằng nCoV có thể lây qua không khí, vì những gì mà hai nhà khoa học này hiểu và giải thích trên đây là điều mà nhiều nhà khoa học khác cũng hiểu. Và khả năng nCoV lây qua không khí thậm chí đang được CDC Hoa Kỳ xem xét.

Vito Iacoviello, trưởng bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Auburn ở Cambridge, Massachusetts, cho biết CDC Hoa Kỳ đang khuyến nghị đưa những người nhiễm Covid-19 vào phòng cách ly không khí (airborne isolaion room). Như Iacoviello nói, điều này cho thấy các quan chức y tế đang chuẩn bị cho khả năng nCoV lây qua không khí.[4]

Nếu lây qua không khí thực sự là một con đường, điều này không đáng ngạc nhiên, khi đây là con đường lây truyền của một số virus như MERS-CoV (virus gây bệnh MERS), hay quen thuộc với chúng ta hơn là virus sởi và virus cúm. Dù vậy, theo Mackay và Arden, đây chắc không phải con đường chủ yếu.

Tuy nhiên, con đường lây truyền này cũng thành vấn đề vì, như Mackay và Arden viết, nó có nghĩa là virus có thể đi xa hơn. Và bởi thế việc phòng ngừa nCoV sẽ cần có thêm các biện pháp thích hợp, chẳng hạn, cách ly không khí đối với các bệnh nhân nhiễm nCoV, như CDC Hoa Kỳ đã khuyến nghị.

Nguyễn Trang Nhung

Chú thích:

[1] How COVID-19 spread
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/transmission.html

[2] Shanghai officials reveal novel coronavirus transmission modes
https://www.chinadaily.com.cn/a/202002/08/WS5e3e7d97a310128217275fc3.html

[3] There’s no evidence the new coronavirus spreads through the air – but it’s still possible
http://theconversation.com/theres-no-evidence-the-new-coronavirus-spreads-through-the-air-but-its-still-possible-131653

[4] How does the new coronavirus spread? These new studies offer clues
https://www.vox.com/2020/2/20/21143785/coronavirus-covid-19-spread-transmission-how

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”