Ngành công nghệ thông tin đề nghị hoãn thông qua Dự luật An ninh mạng

Những quy định tại Dự thảo Luật An ninh mạng có thể tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Ảnh: congnghe.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các Hội và Hiệp hội ngành CNTT-TT đồng đề nghị hoãn thông qua dự án Luật An ninh mạng

Ngày 11 và 12/6 Quốc hội sẽ thảo luận và bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Đây là Bộ luật liên quan mật thiết đến sự phát triển ngành CNTT-TT (Công nghệ Thông tin-Truyền thông). Dự thảo đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng CNTT-TT cả nước và quốc tế, nếu được thông qua sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển CNTT-TT trong khi Chính phủ đang thúc đẩy định hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Nhiều đề xuất, kiến nghị từ  các vị tiền bối ngành CNTT, một số Hiệp hội và các cá nhân khoa học – công nghệ đã có ý kiến góp ý cho dự thảo Luật. Trên diễn đàn ICT VN cũng mong muốn có tiếng nói từ cộng đồng CNTT-TT VN gửi đến diễn đàn Quốc Hội. Được sự đồng thuận cao của các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp ngành CNTT-TT gồm: Hội Tin học VN, Hội Truyền thông số VN, Hội Tự Động hóa VN, Hội VTĐT VN, Hiệp hội Internet VN, Hiệp hội Phần mềm và DV CNTT VN, Hiệp hội DN Điện Tử VN, Hiệp hội An ninh ATTT, Hiệp hội TMĐT VN, Hội Tin học Tp HCM, CLB PMNM VN, CLB các Trường Khoa Viện CNTT VN có đồng thuận đề nghị Quốc hội tạm lùi thông qua Luật này.

Hội Tin học Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung văn bản đề xuất:

Kính gửi:

– ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

– CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

– CÁC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

– THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

– ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA QUỐC HỘI

Chúng tôi, đại diện các Hội, Hiệp hội xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Viễn thông, Internet và Công nghệ thông tin xin gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ và Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội lời đề nghị khẩn thiết về việc hoãn thông qua dự án Luật An ninh mạng.

Dự thảo Luật An ninh mạng, sau nhiều tháng trao đổi, phản biện, thảo luận, đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh, cải tiến so với phiên bản đầu tiên. Chúng tôi rất ghi nhận tinh thần cầu thị, hợp tác của Ban soạn thảo.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, rất nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã lên tiếng đóng góp rất nhiều ý kiến cho dự thảo Luật An ninh mạng, thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển của đất nước cũng như quan tâm đến các vấn đề quản lý nhà nước về an ninh mạng. Các ý kiến phần nhiều thiên về sự lo lắng nếu dự thảo luật hiện tại được thông qua, thì có thể tạo ra nhiều cản trở, bất lợi cho hoạt động kinh tế – xã hội trên không gian mạng của các tổ chức, người dùng Internet tại Việt Nam, trong khi việc đảm bảo an ninh quốc gia chưa được thấy rõ tác dụng qua các điều khoản.

Căn cứ bản dự thảo chỉnh lý trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến ngày 22/05/2018 (dự thảo chỉnh lý), chúng tôi cho rằng một số điều khoản, sau nhiều vòng thảo luận và phản biện, đã có điều chỉnh, tuy nhiên vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Cụ thể là các thiết chế thương mại đa phương và song phương như WTO, EVFTA, CPTPP đề cao tự do hóa thương mại, hạn chế tối đa các rào cản kỹ thuật, hành chính ảnh hưởng cho tự do mậu dịch toàn cầu. Tuy các thiết chế này đều có các ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh quốc phòng quy định loại trừ áp dụng trong trường hợp bảo vệ an ninh quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cần phải chứng minh một cách cụ thể ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc gia, thiệt hại ra làm sao để có đủ căn cứ chứ không thể áp dụng một cách tùy tiện.

Các quy định tại Điều 24, 38, 39, 40 của dự thảo chỉnh lý quy định trách nhiệm của toàn bộ các chủ thể khai thác không gian mạng ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, mạng xã hội và dịch vụ giá trị gia tăng trong và ngoài nước, và đến hàng chục triệu người dùng Internet và hàng chục triệu người dùng mạng xã hội.

Các quy định về bảo vệ an ninh mạng quy định tại Chương II, IV, V, VI liên quan đến các chủ thể là doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ trên mạng viễn thông, Internet và giá trị gia tăng, quy định phạm vi và quyền hạn của cơ quan chuyên trách an ninh mạng quá rộng, tạo rủi ro lạm quyền hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức.

Quy định tại Điều 26 của dự thảo chỉnh lý về đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng cũng có phạm vi rất rộng, cũng tiềm tàng các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, mạng xã hội và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng như việc yêu cầu doanh nghiệp thiết lập cơ chế xác thực người dùng, cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan chức năng, xóa bỏ các nội dung xấu trong vòng 24 giờ, ngừng cung cấp dịch vụ, …

Trong khi một số điều khoản có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an ninh mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, thì các vấn đề đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng và quyền hạn, phạm vi của các cơ quan chuyên trách về an ninh mạng còn chưa được làm rõ và điều chỉnh phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác để đảm bảo yêu cầu lập pháp không chồng chéo, không mâu thuẫn nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia CNTT, một số điều khoản của luật An ninh mạng sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân thông qua mạng Internet sẽ bị chậm đi hàng chục lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, cần thêm thời gian đối thoại, trao đổi, làm rõ để đạt được sự đồng thuận của các chủ thể là đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật.

Chúng tôi khẩn thiết kính đề nghị Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ Ban Quốc phòng & An ninh Quốc hội, hoãn việc thông qua dự án luật này để có thêm thời gian đối thoại, thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi một lần nữa đối với các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp trong ngành và nhân dân.

Chúng tôi tin tưởng rằng, dù có thể dự án luật được thông qua chậm hơn một kỳ họp, nhưng với sự cẩn trọng và cân nhắc đa chiều, vì tương lai phát triển của Việt Nam trên không gian mạng trong thời đại kinh tế số, chúng ta hoàn toàn có thể có một Luật An ninh mạng vừa đảm bảo An ninh quốc gia, Trật tự an toàn xã hội, vừa thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế số, và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơ quan và của từng người dân Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÁC HỘI, HIỆP HỘI NGÀNH CNTT-TT

Danh sách các Hội và Hiệp hội ngành CNTT-TT đồng đề nghị:

1.      Hiệp hội Internet Việt Nam

2.      Hội Tin học Việt Nam

3.      Hội Tự động hoá Việt Nam

4.      Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam

5.      Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam,

6.      Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam,

7.      Hiệp Hội Thương mại Điện tử Việt Nam,

8.      Hiệp Hội An toàn Thông tin Việt Nam

9.      Hội Truyền thông số Việt Nam

10.  Hội Tin học Tp Hồ Chí Minh

11.   CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam

12.   CLB các Khoa, Viện, Trường CNTT-TT Việt Nam

13.   Đại diện Diễn đàn ICT-VN

(Các Hội và Hiệp hội đã gửi văn bản đồng thuận đề nghị tới Hội Tin học Việt Nam)

Nguồn: Hội Tin học Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.