Nghĩ Gì Về Việc Nguyễn Tấn Dũng Cách Chức Một Loạt Tướng Quân Khu Thủ Đô

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 48.2 kb

Theo báo chí trong nước, ngày 30/7/2008 vừa qua, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức tại Hà Nội “Lễ công bố Lệnh của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về việc tổ chức lại Quân khu Thủ đô thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (BTL Thủ đô)”. Tham dự buổi lễ có đông đủ các quan chức đứng đầu bộ máy quân sự của CSVN. Trước đó, theo “Cổng thông tin điện tử (TTĐT) Chính Phủ” thì ngày 28/7/2008, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một số quyết định quan trọng liên quan đến nhân sự của BTL Thủ Đô. Đó là các quyết định mang từ số 998/QĐ-TTg đến số 1004/QĐ-TTg. Nội dung các quyết định này gồm có: thuyên chuyển trung tướng Nguyễn Như Hoạt, tư lệnh Quân Khu Thủ Đô về làm Giám Đốc Học Viện Quốc Phòng; thăng thiếu tướng cho đại tá Phùng Đình Thảo và bổ nhiệm làm Chính ủy BTL Thủ Đô; Trung tướng Nguyễn Đăng Sáp thôi giữ chức Chính ủy Quân khu Thủ đô; Thiếu tướng Trần Trung Khương thôi giữ chức Phó Chính ủy Quân khu Thủ đô; Thiếu tướng Lê Hải Bình thôi giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô; Thiếu tướng Nguyễn Văn Nghinh thôi giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Người thay thế tướng Nguyễn Như Hoạt đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh BTL Thủ Đô là Đại Tá Phí Quốc Tuấn, trước là Chỉ Huy Trưởng bộ Chỉ Huy Quân Sự Hà Tây. Như vậy có một ông trung tướng bị thuyên chuyển, 4 ông thiếu tướng bị mất chức.

Quân đội và công an là hai trụ cột của đảng và chế độ độc tài CSVN. Chức năng của Quân Khu Thủ Đô Hà Nội, dù là Hà Nội cũ hạn hẹp hay Hà Nội mới mở rộng, không thể nào khác hơn là “chỉ huy các đơn vị quân đội để bảo vệ các bộ phận đầu não của đảng và Nhà Nước, bảo vệ thủ đô…”. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết về những thay đổi nhân sự chỉ huy Quân Khu Hà Nội vừa qua. Nhưng điều có thể khẳng định là một mình thủ tướng chính phủ không có thẩm quyền đưa ra quyết định quan trọng, cất chức toàn bộ bộ tư lệnh một quân khu, nhất là Quân Khu Thủ Đô. Điều này có thể thấy rõ qua buổi “Lễ công bố Lệnh của Chủ Tịch Nước”. Tuy không có mặt Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng người ta thấy có mặt các nhân vật lãnh đạo đảng và Nhà Nước trong Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương, Tổng Tham Mưu Trưởng v.v… Điều này chứng tỏ việc thành lập BTL Thủ Đô và quyết định nhân sự do Nguyễn Tấn Dũng ký đều do bộ phận lãnh đạo tối cao của đảng CSVN chủ trương.

JPEG - 98.6 kb

Đáng chú ý trong buổi lễ là không có mặt của 4 tướng lãnh bị ngưng chức. Điều này chứng tỏ đây không phải là sự thuyên chuyển, hoàn trả về bộ quốc phòng, một cách bình thường, đơn giản. Nó quả là một sự thải loại không hơn, không kém. Lý do nào khiến những sĩ quan cao cấp này, đã từng nhiều năm chỉ huy các lực lượng vũ trang tại Quân Khu Thủ Đô bị cách chức “phũ phàng” như vậy? Họ không có khả năng? Họ không hoàn thành nhiệm vụ? Họ không trung thành với đảng? Họ có thể là mối đe dọa cho lãnh đạo đảng? Và còn nhiều câu hỏi mà chỉ có đảng CSVN mới có câu trả lời. Điều người dân có thể đoán ra mà không sợ quá sai lầm, đó là những ông tướng này đã không còn được sự tín nhiệm của lãnh đạo đảng hay một thành phần đa số của lãnh đạo đảng.

Phàm tướng lãnh đều có quân sĩ dưới quyền. Bốn ông thiếu tướng trong bộ chỉ huy Quân Khu Thủ Đô bị cách chức, có người chỉ huy chuyên môn quân sự, có người lãnh đạo chính trị, tức là nắm chắc các đơn vị quân đội thuộc quyền. Thêm vào đó, theo quy luật của các chế độ độc tải cộng sản, mỗi người đều tìm cách bố trí nhân sự tâm phúc, trung thành, cùng phe cánh trong những vị trí then chốt của Quân Khu.

JPEG - 24.7 kb

Trong quyết định này, hẳn là lãnh đạo CSVN đã dự trù tiến hành thật bí mật và nhanh gọn. Tuy nhiên, ngay cả một số những văn bản tuyệt mật của Bộ Chính Trị ra ngày hôm trước, thì hôm sau cũng đã thấy được lan truyền trên nhiều phương tiện truyền thông. Vì vậy, “Cũng có nguồn tin nói rằng, các vị tướng liên quan bởi quyết định miễn nhiệm đã tìm cách để “giữ ghế” nhưng không thành công”; và rốt cuộc thì các đương sự và tay chân không phản ứng gì được. Các phe cánh trong lãnh đạo Đảng đã vin vào cớ Hà Nội mở rộng địa giới để thực hiện những dự tính tổ chức, nhân sự của mình. Dĩ nhiên là trong vụ này, người dân chỉ thấy khi mọi chuyện đã an bài. Và người dân cũng chẳng quan tâm thắc mắc. Điều người dân thấy rõ nhất là từ nay diện tích của Thủ Đô Hà Nội sẽ rộng trên 3.000 km vuông, dân số sẽ tăng lên thành trên 6 triệu người. Báo chí viết: “Hà Nội hôm nay là một đô thị đủ lớn, đủ quỹ đất thuận lợi để xây dựng thủ đô đa chức năng…”. Có nhiều người mừng thầm vì đất ruộng nhà mình đã trở thành đất thủ đô, đáng giá ngàn vàng. Nhưng cũng có người lo lắng rồi đây đất đai của mình sẽ bị cướp đoạt, đền bù không thỏa đáng. Một tờ báo đăng tít lớn: “Riêng Hà Nội mới đang có 18 dự án sân golf!” .

Quân đội của CSVN trong thời bình, chưa thấy có chiến lược, chiến thuật gì để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nhưng đã nhào vào thương trường làm ăn buôn bán với các tổng công ty, công ty mẹ, công ty con… Phải chăng một trong những lý do thay đổi nhân sự BTL Hà Nội là nhằm chia chác lợi nhuận đang có khả năng to lớn tại thủ đô Hà Nội mới?

Trần Đức Tường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…