Ngược đãi tù chính trị

Các tù nhân lương tâm (từ trái sang): Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu so những gì mà người tù có tên Hồ Chí Minh đã viết bằng thơ chữ Hán “獄中日記 – Ngục trung nhật ký” mô tả cảnh nhà lao của tù chính trị, thì xem ra với những người tù hôm nay ở Việt Nam, họ thảm hại hơn nhiều.

Tình cảnh của nhiều ‘tù chính trị – tù nhân lương tâm’

Những người lên tiếng phản biện mạnh mẽ thể chế chính trị độc tài toàn trị ở Việt Nam, thường phải chịu án hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, theo Bộ Luật Hình Sự 2015. “Tù nhân lương tâm” là cụm từ quen dùng thay cho “tù chính trị” trong những bản án đó.

Trong một chia sẻ trên trang Facebook tài khoản của bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của nhà báo Trương Minh Đức [http://bit.ly/2WVIof1], thì tình cảnh hiện tại ở chốn lao tù của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức là khốn cùng vì bị ngược đãi.

“Anh Đức nói em về kêu gọi nhờ mọi người và em làm đơn lên Bộ Công An, lên các cơ quan nhân quyền, các Đại sứ Quán trong và ngoài nước… gấp. Bây giờ các anh em trong này toàn là lớn tuổi, bệnh nhiều mà nắng nóng khắc nghiệt thế này, quạt điện thì không có, số anh em bị huyết áp tim mạch, dễ chết bất cứ lúc nào… Tôi nhìn thấy chồng đi mà đau lòng nước mắt không cầm được. Anh đi không nổi…” Trích chia sẻ của bà Nguyễn Kim Thanh. Theo lời bà Thanh, các quản giáo nơi đây đổ thừa hoàn cảnh do quạt bị hư hỏng, thêm vào đó là tiền điện lại tăng cao nên tất cả phải tiết kiệm điện.

“Anh Đức kể anh cùng nhiều bạn tù khác nói với quản giáo là sẵn sàng phụ với trại giam khoản tiền điện cho sử dụng quạt, nhưng họ vẫn không đồng ý. Anh Đức cùng một số người tù đã tuyệt thực phản đối trại giam ngược đãi, họ vẫn không đáp ứng về quạt ở mùa nắng nóng đầy khắc nghiệt của miền Bắc”. Bà Thanh thuật lại, và kể thêm rằng bà cùng bè bạn sẽ hùn tiền để mua quạt máy gửi vào tặng nhà giam để tù nhân có cái để xài ở mùa nắng nóng, nhưng thiện ý này cũng bị công an nơi đây từ chối.

Đó là tra tấn

Ngày 28 tháng Mười Một, 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc Hội khoá XIII thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13, về thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Ở Điều 1 của Công ước chống tra tấn, cho biết thuật ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn, hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba; hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện; hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba; hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức.

Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

Điều 2 của Công ước chống tra tấn, ghi: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn. Mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên không thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”.

Trách nhiệm của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm trong thực thi công vụ

Ông Trương Minh Đức hiện thi hành án tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Với những gì mà bà Nguyễn Kim Thanh tường thuật, trước mắt có thể thấy trách nhiệm của Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm trong thực thi điều khoản của Công ước chống tra tấn: “Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng giáo dục và tuyên truyền về nghiêm cấm hành động tra tấn được đưa đầy đủ vào chương trình đào tạo các quan chức thực thi pháp luật, các nhân viên dân sự, quân sự, y tế, công chức và những người khác mà có thể liên quan đến việc giam giữ, thẩm vấn hoặc đối xử với bất kỳ cá nhân nào bị bắt, giam giữ hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào”. (Điều 10.1)

Trong một chia sẻ với giới truyền thông quốc tế, điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, ông Phạm Bá Hải nhìn nhận Việt Nam luôn luôn nói rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn cư xử nhân đạo với các tù nhân trong hệ thống nhà tù Việt Nam.

“Nhưng đặc biệt với kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng đối với những tù chính trị có sự phân biệt đối xử và sự ngược đãi rất rõ ràng. Những tù nhân chính trị không nhận tội đều bị giam giữ ở một điều kiện rất khắc nghiệt. luôn luôn dễ dàng bị vi phạm, bị kỷ luật; và ép buộc những người tù này nếu muốn có môi trường sinh hoạt trong tù thoải mái hơn, muốn có điều kiện gặp gỡ thân nhân thoải mái hơn thì phải nhận tội. Hoặc những người tù này khi bị bệnh tật sẽ được điều trị tốt hơn nếu nhận tội. Đây là việc làm hoàn toàn vi phạm một cách trắng trợn tiêu chuẩn cư xử nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm”.

Những địa chỉ cần biết để ‘gõ cửa’

Phản biện về thể chế chính trị độc đảng toàn trị, kêu gọi sự cạnh tranh công bằng trong quản trị quốc gia… là những điều mà các tù nhân lương tâm luôn tin rằng đó không thể là điều có tội, không thể là điều vi phạm pháp luật.

Trên quy mô toàn cầu, bên cạnh hoạt động của các tổ chức NGO (non-governmental organization – tổ chức phi chính phủ) về quyền con người, như Amnesty International, HRW, FIDH (thường bao gồm cả hoạt động trong lĩnh vực chống tra tấn), có những tổ chức, mạng lưới tổ chức chỉ tập trung vào chống tra tấn hoặc bảo vệ nạn nhân của tra tấn như Hiệp Hội Quốc Tế Phòng Chống Tra Tấn (Association for the Prevention of Torture – APT), Tổ Chức Thế Giới Chống Tra Tấn (World Organisation Against Torture – OMCT), Hội Đồng Quốc Tế Tái Hòa Nhập Nạn Nhân Tra Tấn (International Rehabilitation Council for Torture Victims – IRCT), Liên Minh các NGO Quốc Tế Chống Tra Tấn (Coalition of International NGOs Against Torture – CINAT), REDRESS…

Đó là những địa chỉ mà gia đình, thân nhân hoặc bè bạn của các tù nhân, đặc biệt là đối với ‘tù chính trị – tù nhân lương tâm’, có thể tìm đến để lên tiếng cho quyền lợi của người thân đang bị ngược đãi, bị tra tấn trong chốn lao tù.

Trúc Giang

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.