Nhà cho công nhân quá ít!

Ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Nhà cho công nhân quá ít, trong khi nhà bán cho người giàu thì quá nhiều.” khi đến thăm cử tri huyện Hóc Môn là nơi ông "ứng cử" đại biểu quốc hội. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó là lời than thở của ông Nguyễn Xuân Phúc sau 5 năm giữ chức thủ tướng, người vừa được quốc hội khóa cũ bầu lên làm chủ tịch nước và đang chờ quốc hội khóa mới bầu lại cho đúng quy trình.

Tuần trước, khi đến tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, ông Nguyễn Xuân Phúc trong tư cách là ứng cử viên quốc hội khoá 15, đã đề cập về “dân chủ tào lao” vô tình phô bày kiến thức hạn hẹp về dân chủ của mình. Một tuần sau đó, ông Phúc đến thăm cử tri huyện Hóc Môn và tỏ ra ưu tư cho giai cấp tiên phong của đảng: “Nhà cho công nhân quá ít, trong khi nhà bán cho người giàu thì quá nhiều.” Ít ra ông cũng nêu lên được một thực tế trong tình trạng xã hội hiện nay, trong đó thành phần công nhân là những người bị đảng cầm quyền bóc lột tận tình và chịu nhiều thiệt thòi so với những thành phần khác.

Tuy nhiên, ông Phúc tuyên bố như thế không phải vì ông thương xót cho giai cấp công nhân nhưng vì ông điều hành một chính phủ làm ăn theo kinh tế thị trường mà không hiểu gì về kinh tế thị trường. Người ta đi buôn hay các công ty xây dựng nhà cũng chỉ vì mục đích bán cho người có tiền để thu lợi, tức phải bán cho những người giàu lên nhờ làm ăn móc ngoặc với chế độ. Còn những người nghèo thì đó là nhiệm vụ của người cầm quyền phải lo cho họ, bằng cách này hay cách khác. Như một chính sách về phát triển nhà ở phù hợp với túi tiền người dân, dù mới chỉ là quảng cáo của bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Ông Phúc mới vừa rời chức vụ cũ khoảng 1 tháng mà tỏ ra mau quên trách nhiệm của mình trong 5 năm làm thủ tướng. Đó là làm sao cho công nhân, nói chung là người nghèo có đời sống khá hơn, có thể dành dụm tiền để mua nhà với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền mà nhiều quốc gia đều có chính sách thích hợp với tình trạng phát triển của đất nước mình. Nay không còn làm thủ tướng mới lên tiếng không khác những cán bộ về hưu, chứng tỏ ông Phúc chỉ dám nói khi không còn tại chức. Điều này phản ảnh sự mị dân của một lãnh đạo cộng sản, làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của cả một hệ thống cai trị.

Chỉ cần nhìn lại những vụ cướp đất của dân với giá rẻ rồi bán lại với giá cắt cổ của các ông chủ bất động sản, phía sau đều có bóng dáng của cán bộ cao cấp trong đảng. Trong vụ án cướp đất Thủ Thiêm là vụ điển hình nhất của tập đoàn vô sản lưu manh Lê Thanh Hải-Tất Thành Cang, cùng với các đại gia ngành nhà đất chúng đã bỏ túi hàng chục tỷ đô-la trên nỗi đau khổ của hàng chục ngàn dân nghèo Thủ Thiêm mất đất mất nhà.

Vì thế để thu hồi lại vốn đút lót cho cán bộ là lãnh đạo các ban, các ngành trong bộ máy tham ô, các công ty của các đại gia bất động sản sau khi xây dựng những chung cư cao cấp phải bán lại với giá cao. Thử hỏi ai là người sẵn tiền để mua những căn nhà giá cao này, nếu không phải là cán bộ, thân nhân cán bộ và những kẻ làm giàu nhờ móc ngoặc với cán bộ có chức quyền. Còn bà con dân oan mất đất, công nhân với đồng lương rẻ mạt làm sao có tiền mà mua.

Vì thế, ông Phúc đã nói lên một thực trạng của đất nước Việt Nam, nhưng ông chỉ dám nói một nửa và không dám chỉ rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bất công ấy. Đề cương chính trị của đảng CSVN từ trước đến nay luôn đề cao “liên minh công nông,” trong đó công nhân là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo “cuộc cách mạng vô sản” để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá khứ, đảng CSVN đã lợi dụng xương máu của công nhân và nông dân đẩy họ vào cuộc đấu tranh giành quyền lực với lời hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng sau khi làm chủ đất nước, đảng phủi tay, biến công nhân trở thành “người chủ không” của xí nghiệp nhà nước, ngồi nhìn cán bộ cộng sản làm giàu.

Bây giờ không còn là “tể tướng” đầu triều mà chỉ còn ở chức vụ ngồi chơi xơi nước thì ông Phúc cứ tố tiếp những thực trạng sai trái trong xã hội mà chính ông đã có tình bưng bít trong 5 năm làm thủ tướng. Hãy chờ xem, mèo còn khóc chuột chứ chưa thôi!

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.