Tốn bao nhiêu tiền để bầu ra một đại biểu dân cử?

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 23/5 tới đây, sẽ có hơn 300 nghìn người được bầu chọn làm đại biểu, từ Quốc hội đến các hội đồng nhân dân cấp xã. Bạn có thể là một trong những người bầu ra các đại biểu này.

Những tấm áp-phích bầu cử, những lá cờ trang trí, những chiếc thẻ cử tri đều do ngân sách nhà nước chi trả, tức chính là tiền của người dân.

Bạn có biết chính quyền trung ương và các địa phương đã dự toán kinh phí bầu cử như thế nào, và tốn bao nhiêu tiền để bầu ra một đại biểu dân cử?

Địa phương mạnh ai nấy tính, trung ương thắt chặt hầu bao

Theo báo Tuổi Trẻ, các địa phương đã lên dự toán kinh phí cho bầu cử đợt này vào khoảng hơn 3.700 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với mức phân bổ kinh phí thực tế trong kỳ bầu cử năm 2016 (khoảng 1.444 tỷ đồng).

Luật Khoa đã kiểm tra các báo cáo dự toán của các địa phương và nhận thấy rằng có tỉnh công bố dự toán kinh phí bầu cử, có tỉnh không. Đối với các tỉnh đã công bố dự toán kinh phí thì số tiền lại chênh lệch nhau đến vài chục tỷ đồng.

Ví dụ như tỉnh Kiên Giang dự toán kinh phí bầu cử lên đến 60 tỷ đồng, tỉnh Bình Phước dự toán 50 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau dự toán 40 tỷ đồng. Trong khi đó, tỉnh Vĩnh Long dự toán 20 tỷ đồng, tỉnh Tiền Giang chỉ dự toán 10 tỷ đồng cho kinh phí bầu cử lần này.

Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo Tuổi Trẻ rằng một số địa phương dự toán kinh phí bầu cử theo gói, chưa có kế hoạch ngân sách chi tiết.

Vào cuối tháng 3/2021, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tổng kinh phí cho kỳ bầu cử năm nay là 1.500 tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 40% mức dự toán trước đó, và nhiều hơn 56 tỷ đồng so với kinh phí được phân bổ năm 2016.

Theo đó, tỉnh, thành có kinh phí bầu cử lớn nhất là thành phố Hà Nội với khoảng 86,7 tỷ đồng, tiếp theo là TP.HCM với khoảng 83,3 tỷ đồng. Tỉnh được cấp kinh phí bầu cử ít nhất là Ninh Thuận với khoảng 9,87 tỷ đồng.

Dự toán 60 tỷ đồng dành cho bầu cử của tỉnh Kiên Giang bị trung ương rút xuống còn khoảng 27,7 tỷ đồng. Bình Phước được cấp 16,37 tỷ đồng thay cho dự toán kinh phí bầu cử 50 tỷ đồng.

Chi 1.500 tỷ đồng cho cuộc bầu cử là nhiều hay ít?

Để bạn đọc tiện so sánh, trong năm nay, ngân sách trung ương dự định chi viện trợ là 1.600 tỷ đồng, chi bảo vệ môi trường là 2.205 tỷ đồng.

Khoản 1.500 tỷ đồng tương đương hoặc nhiều hơn ngân sách cấp cho nhiều bộ, ngành trong năm 2021. Trong đó có Bộ Xây dựng (1.547 tỷ), Bộ Nội vụ (1.141 tỷ), Bộ Thông tin – Truyền thông (1.332 tỷ).

Khoản tiền này được dùng vào việc gì?

Theo Thông tư 102/2020 của Bộ Tài chính, kinh phí bầu cử được dùng cho các việc chính là tổ chức hội nghị, bồi dưỡng cho nhân sự tham gia tổ chức bầu cử, xây dựng văn bản, công tác thông tin – tuyên truyền và chuẩn bị các vật dụng cần thiết như hòm phiếu, khắc dấu, bảng niêm yết thông tin.

Thông tư này cũng đặt ra định mức cho các khoản chi. Chẳng hạn, thành viên tham gia cuộc họp của hội đồng bầu cử được bồi dưỡng 100.000 đồng/ người/ buổi, người trực tại các buổi tiếp công dân được nhận 80.000 đồng/ người/ buổi, chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ được nhận hỗ trợ 2,2 triệu đồng/ tháng, kèm theo 500.000 đồng hỗ trợ cước điện thoại di động.

Tốn bao nhiêu tiền để bầu một đại biểu dân cử?

Hiện nay, vẫn chưa biết chính xác số người sẽ trúng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp sau cuộc bầu cử ngày 23/5/2021. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào con số người trúng cử vào năm 2016 để tính toán.

Theo đó, tổng kinh phí bầu cử năm 2016 đã quyết toán là 1.373 tỷ đồng. Số đại biểu Quốc hội được bầu là 496 người. Số đại biểu HĐND các cấp được bầu là 321.395 người, trong đó có 3.908 đại biểu HĐND cấp tỉnh và 25.181 đại biểu HĐND cấp huyện. Tổng cộng có 321.891 đại biểu dân cử được bầu vào năm 2016. Con số này tương đương với dân số quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội vào năm 2017.

Như vậy, tốn khoảng 4,3 triệu đồng để bầu ra một đại biểu dân cử vào năm 2016. Do nhà nước không tách riêng kinh phí bầu đại biểu Quốc hội nên không thể tính chi phí để bầu một đại biểu Quốc hội.

Tổng kinh phí được phê duyệt cho bầu cử lần này là 1.500 tỷ đồng. Giả sử số người trúng cử năm nay tương đương với năm 2016 thì dự kiến cần khoảng 4,7 triệu đồng để bầu ra một đại biểu dân cử.

Tốn bao nhiêu tiền để các đại biểu hoạt động?

Sau khi bầu ra đại biểu, ngân sách cũng sẽ chi trả chi phí hoạt động của các đại biểu này thông qua các đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.

Ngân sách này đến từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các nguồn ngân sách từ địa phương không được công khai một cách chi tiết, vì thế rất khó để tính được con số tổng chính xác.

Ngân sách dự toán năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cấp cho các đoàn ĐBQH thì chi tiết hơn. Theo đó, các đoàn ĐBQH sẽ dùng tiền do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cấp chi cho 10 hoạt động bao gồm: Trả lương và phụ cấp, chi phí hành chính dành cho các hoạt động thường xuyên, các khoản ĐBQH được hưởng trực tiếp, chi giám sát, chi tiếp xúc cử tri, chi tiếp công dân, hội nghị lấy ý kiến cho dự án luật, chi mời chuyên gia, chi phí đặc thù, và kinh phí tổng kết nhiệm kỳ.

Trong đó, khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất là trả lương và phụ cấp với 33,9 tỷ đồng (18,9%), tiếp theo là chi phí hành chính với 28,4 tỷ đồng (15,8%). Chi phí tiếp xúc cử tri và thuê chuyên gia xấp xỉ nhau, vào khoảng 26 tỷ đồng cho mỗi khoản chi (hơn 14%). Chi phí dành cho việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cho dự án luật là thấp nhất, chỉ vào khoảng 3,9 tỷ đồng (2,2%), tương đương với chi phí tiếp công dân.

Kinh phí tổng kết nhiệm kỳ được tính trên mỗi ĐBQH. Theo đó, tỉnh nào có trên 11 đại biểu thì được tính là 10 triệu đồng mỗi người, còn dưới mức đó thì được tính là 15 triệu đồng mỗi đại biểu.

Năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cấp cho các đoàn đại biểu Quốc hội của 63 tỉnh, thành phố tổng cộng 179.532 triệu đồng (hơn 179 tỷ đồng). Nếu chia cho tổng số đại biểu Quốc hội là khoảng 500 người, thì khoản tiền cấp cho một đại biểu hoạt động là khoảng 359 triệu đồng/ năm.

Đó chỉ là con số chưa đầy đủ.

Hồng Anh

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”