Nhật Bản bước vào triều đại “Lệnh Hòa”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Reiwa – Thiên hoàng đời thứ 126 và một nước Nhật cần ra lệnh

Từ năm 2016, Thái thượng thiên hoàng Heisei đã thông báo với quốc dân Nhật Bản về ý định thoái vị do tuổi cao sức yếu. Ý muốn này của ông đã được nội các thông qua. Các bước chuyển giao và chuẩn bị trong hơn hai năm qua đã được tiến hành. Vào ngày 30 tháng 4 (giờ Nhật Bản), các nghi thức sau cùng của quá trình thoái vị đã được cử hành… không quá 10 phút. Nghi thức lên ngôi của tân thiên hoàng Reiwa được tổ chức trong hoàng cung trước sự chứng kiến của hơn 300 người, bao gồm quan chức nội các, đại diện nghị viên, các vị tỉnh trưởng và thị trưởng cùng với thành viên hoàng gia trên 20 tuổi.

Sau lễ đăng quang của tân Thiên Hoàng, nước Nhật sử dụng hệ thống lịch dựa trên niên hiệu. Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2019 là năm chấm dứt niên hiệu Heisei thứ ba mươi mốt, để chính thức đổi thành năm Reiwa thứ nhất.

Reiwa là gì, tân thiên hoàng Reiwa là người thế nào?

Chúng ta hãy cùng lướt qua vài nét sơ lược để có thêm một cái nhìn về triều đại mới của Nhật Bản – quốc gia có nhiều duyên nợ với người Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh của người Việt Nam từ thời Minh Trị tới những năm gần đây.

Ý nghĩa của niên hiệu Reiwa

Chữ Reiwa 令和 đọc âm Hán Việt là “Lệnh Hòa”. Đây là lần đầu tiên niên hiệu được lấy từ văn học Nhật Bản. Cụ thể, hai chữ Reiwa được lấy từ một bài thơ trong quyển thứ V của bộ Vạn Diệp Tập – một tập thơ cổ của nước Nhật được biên soạn vào thế kỷ thứ VIII. Câu thơ đó nguyên văn là: “Sơ xuân lệnh nguyệt, khí thục phong hòa” 初春令月気淑風和, nghĩa là: tháng hai tiết xuân, không khí trong lành, gió đưa dịu nhẹ.

Ngoài ra, có một số người đã phát hiện ra rằng câu thơ này gần giống hai câu trong bài Quy Điền Phú của Trương Hành đời Hán: 仲春令月,時和氣清 – trọng xuân lệnh nguyệt, thời hòa khí thanh, đại khái nghĩa là: tháng hai xuân nồng, tiết trời trong mát.

Khi phát biểu trước quốc dân, ông Abe, Thủ tướng Nhật đã giải thích ý nghĩa của niên hiệu này như sau: “Văn hóa sẽ được sinh ra khi trái tim tốt đẹp của con người xích lại gần nhau”. (Nguyên văn: 人々が美しく心を寄せ合う中で、文化が生まれ育つ)

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố niên hiệu của triều đại Nhật hoàng mới, “Reiwa” hôm 1 tháng Tư, 2019. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Nhật là đất nước của những biểu tượng, một gốc cây hay hòn đá trong sân đền cũng có thể ẩn chứa đằng sau nó những câu chuyện ngàn năm. Thì niên hiệu của thiên hoàng chắc chắn còn ẩn chứa đằng sau nó rất nhiều thông điệp.

Chữ “Lệnh” là một chữ có hơn mười nghĩa, gồm có các nghĩa tiêu biểu như: sai khiến, điều lệ, viên quan, một tiền tố để làm kính ngữ (lệnh huynh, lệnh phụ, lệnh bà…), tên gọi của một thể văn trong từ – khúc, ra lệnh, thời tiết, sự tốt đẹp, làm cho…

Chữ “Hòa”, vừa có nghĩa là “hòa bình”, vừa có thể hiểu là nước Nhật hoặc người Nhật.

Với hai chữ Lệnh Hòa, ta có thể tạo ra một tổ hợp với các ý nghĩa như sau:

– Đất nước Nhật/ người Nhật tốt đẹp

– Sự hòa bình đáng kính trọng

– Thời đại hòa bình

– Thời đại của sự hòa nhập

– Làm cho hòa bình

– Ra lệnh cho hòa bình

– Ra lệnh cho hòa thuận (với các sắc dân khác)

– …

Cho dù với ý nghĩa nào đi chăng nữa, thì nước Nhật với vị thế là một trong những nước phú cường hàng đầu thế giới, chắc hẳn những biến chuyển của nó cũng có ít nhiều ảnh hưởng tới khu vực và tình hình thế giới.

Vài nét về tân Thiên Hoàng Reiwa

Tân thiên hoàng Reiwa tên thật là Naruhito, là con trưởng của thái thượng thiên hoàng Heisei và hoàng hậu Michiko. Ông sinh năm 1960 trong hoàng cung ở Tokyo, tước hiệu hoàng gia là Hironomiya. Ông theo học trong hệ thống trường Gakushuin, là một hệ thống trường của hoàng gia và quý tộc. Năm 1982, ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sử. Từ năm 1983 đến năm 1985, ông du học Anh quốc ở trường Oxford, làm đề tài nghiên cứu về lịch sử lưu vực sông Thames. Trong quãng thời gian này, ông có viết một cuốn hồi ký bằng Anh ngữ với tựa đề “The Thames And I: A Memoir Of Two Years At Oxford”, cuốn sách này hiện vẫn còn được bán trên trang Amazon.

Năm 1988, ông bảo vệ thành công luận án thạc sĩ ngành Nhân học tại đại học Gakushuin. Trong quãng thời gian này, ông với vai trò là hoàng tôn, được phụ giúp công việc cho thiên hoàng Showa và hoàng thái tử Akihito.

Năm 1989, thiên hoàng Showa băng hà, hoàng thái tử Akihito nối ngôi lên làm thiên hoàng Heisei. Từ sau thời điểm đó, Naruhito trở thành người kế tiếp trong danh sách thừa kế ngai vàng. Trong một buổi lễ ngày 23 tháng 2 năm 1991, ông được chính thức tấn phong hoàng thái tử.

Ngày cưới của Nhật hoàng Naruhito. Ảnh: Getty Images

Năm 1993, ông kết hôn với cô Masako là con gái của dòng họ Owada. Hai người đã yêu nhau từ năm 1986 nhưng gặp nhiều trắc trở. Lễ thành hôn của họ là một sự kiện lớn thu hút khoảng 190,000 người đổ ra đường để chào mừng, tỉ lệ xem truyền hình trực tiếp khi đó là 79.9 %.

Trong cương vị thái tử, ông cũng đi công du khá nhiều nước và nhiều nơi trong nội vi nước Nhật. Cuộc sống một hoàng thái tử ở đất nước nghiêm khắc như Nhật Bản có lẽ khá vất vả, nhất là gia đình hoàng gia được coi là biểu tượng của Nhật Bản. Ông cũng được bầu làm chủ tịch danh dự của Ủy ban về Nước và Vệ sinh Môi trường của Liên Hiệp Quốc vào năm 2007.

Năm 2009, ông đã bị chỉ trích nặng nề trong một sự kiện xôn xao dư luận. Khi ấy, bà Bành Lệ Viện (vợ của Tập Cận Bình) dẫn đầu đoàn ca vũ kịch quân đội của Trung Quốc đến Nhật và biểu diễn trong khuôn viên trường đại học Gakushuin, ông đã dành hai ghế VIP để ngồi xem cùng bà này, trong lúc xem, ông và bà Bành Lệ Viện có nói chuyện trao đổi. Khi này Tập Cận Bình vẫn chỉ là phó chủ tịch nước của Trung Quốc chứ chưa nắm đại quyền. Tuy nhiên, dư luận Nhật Bản lúc ấy đã chỉ trích rất gay gắt hành động của ông, cho rằng đây là hành động lợi dụng ảnh hưởng chính trị của hoàng thất, dùng lễ nghi ngang hàng với cách tiếp khách của Thiên hoàng. Scandal này rất lâu sau đó mới lắng xuống. Trong cùng năm này, ông có đi công du đến Việt Nam.

Năm 2013, ông có bài phát biểu bằng Anh ngữ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về tác hại của thiên tai đến nguồn nước.

Kể từ 1974 đến nay, ông đã xuất ngoại khoảng trên dưới 100 lần, đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hàng chục bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng, có bằng tiến sĩ danh dự đại học Oxford ngành Luật học, được tặng hơn 20 huân chương từ các nước từ Âu sang Á và công du hàng trăm lần trên lãnh thổ Nhật Bản.

Khi nối ngôi thiên hoàng, mức độ bận rộ sẽ còn tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi năm, thiên hoàng phải đọc và ấn ký trên dưới 1000 văn bản từ dài đến ngắn, từ luật pháp đến bổ nhiệm nhân sự, phải chủ trì trên 20 kỳ đại tế của thần đạo và các buổi lễ nhỏ trong cung để cầu phúc cho bá tánh, chưa kể tiếp quốc khách, công du ngoại quốc, thăm viếng trong nước Nhật, triều yết quốc dân. Để cân bằng công việc của vai trò thiên hoàng và cuộc sống riêng, các sở thích nghiên cứu và học hỏi, thời gian cho vợ con… quả thật là một điều không tầm thường. Biểu tượng của một quốc gia bận rộn như nước Nhật, ắt hẳn là một con người cực kỳ bận rộn.

Người Nhật trong buổi giao thời

Hiện nay, khủng hoảng kinh tế ở Nhật đã tạm thời lắng xuống, tốc độ tăng trưởng đã thoát khỏi mức tăng trưởng âm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề trầm trọng nhất ở Nhật Bản có lẽ là vấn đề già hóa dân số, song song với việc càng ngày tỉ lệ trẻ con càng giảm đi. Theo dữ kiện từ chính phủ Nhật Bản, trong năm 2018, số trẻ con sinh ra chỉ có 921,000 trẻ, nhưng số người chết lên đến 1,369,000 người. Điều này đồng nghĩa với việc dân số Nhật đã giảm 448,000 người trong năm 2018. Đây là một con số khủng khiếp! Tốc độ này tương tự với việc toàn bộ dân số của tiểu bang Montana của Hoa Kỳ biến mất sau hai năm. Dân số Nhật hiện nay khoảng 124 triệu người, chính phủ Nhật dự đoán, với đà giảm dân số hiện tại, vào năm 2065, cả nước Nhật chỉ còn có 88 triệu người, và vào năm 2100, nước Nhật sẽ chỉ còn xấp xỉ 40 triệu người, ít hơn cả thời Meiji hồi thế kỷ XIX.

Điều này kéo theo hệ lụy là nền sản xuất của Nhật sẽ bị thiếu nhân công trầm trọng, công ty nhà xưởng bỏ hoang vì không có người làm. Để chữa cháy tình trạng này, một loại visa mới với tên gọi là visa Tokuteigino đã được quốc hội Nhật thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm 2019, chấp nhận cho lao động phổ thông ở 9 nước châu Á: Philippines, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Nepal, Mông Cổ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Với số lượng dự kiến lên đến 345,150 người trong khoảng thời gian từ năm 2019 – 2023, tuy nhiên vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với dự toán thiếu đến 6 triệu lao động vào năm 2025 của chính phủ Nhật.

Phần trăm dân số ở tuổi 65+ (cột đỏ: Nhật Bản; cột đen: thế giới).

Càng ngày, chi phí để trả lương hưu và chăm sóc người già càng tăng lên, trong khi số người làm công và đóng thuế càng ít đi. Sự bất nhất này sẽ gây ra khủng hoảng toàn diện nếu chính phủ không có đối sách. Một nước Nhật thuần chủng dân Nhật, hạn chế dân nhập cư tối đa như truyền thống từ xưa tới giờ, có lẽ sẽ phải thay đổi tận gốc để không bị khủng hoảng tàn phá. Và người ta chờ đợi, thời kỳ Reiwa sẽ mở ra một chương mới, dân Nhật chịu sống hòa đồng với các sắc dân khác trên đất Nhật để cùng phát triển.

Mặt khác, với động thái muốn thay đổi cách diễn dịch điều 9 Hiến Pháp về việc tự vệ của nước Nhật, từ không cho phép xuất quân viễn chinh thành cho phép đem binh lực ra nước ngoài để tự vệ trước khi bị tấn công, chính phủ của ông Abe cũng đang ít nhiều vấp phải sự phản đổi từ dân chúng, nhất là các đảng đối lập. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình phản đối điều này rất nhỏ, chỉ vài chục người, đa số người biểu tình là những ông già bà cả gần đất xa trời. Còn giới trẻ Nhật hiện tại, như giới trẻ ở bao nhiêu quốc gia khác, hầu như không mấy để tâm tới chuyện chính trị.

Nước Nhật đã phát triển thịnh vượng và trở nên già cỗi, nên cần phải có chút gì mới mẻ và thay đổi. Cảm giác cứng rắn khi nghe chữ “lệnh” trong niên hiệu mới, có lẽ phần nào sẽ thay đổi được lối suy nghĩ “ông từ giữ đền” như hiện nay, là ngồi yên để được hòa bình, mà thay vào đó, tích cực tham gia vào các vấn đề nóng hổi của thế giới – ví dụ như chiến sự – để có hòa bình song hành với phát triển; đây mới là ý nghĩa thực thụ của niên hiệu Lệnh Hòa chăng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.