Nhìn lại 20 năm biến cố ngày 11 tháng 9

Phút mặc niệm trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm biến cố 11/9 tại New York, Hoa Kỳ. Ảnh chụp CNN
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mỗi năm cứ đến ngày 11 tháng Chín, nước Mỹ lại kỷ niệm một biến cố kinh hoàng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Hoa Kỳ mãi đến 20 năm sau.

Ngày 11 tháng Chín, 2001, nhóm khủng bố Hồi Giáo Al-Qaeda dưới sự lãnh đạo và tài trợ của Osama bin Laden đã dùng 4 chiếc máy bay như 4 quả bom xăng khổng lồ cùng lúc tấn công hai mục tiêu: Tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York và trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ ở Virginia, giết chết gần 3.000 người. Mục tiêu thứ ba, được cho là tòa nhà Quốc Hội một biểu tượng quyền lực khác của nước Mỹ, nhưng không thành công.

Có thể nói đây là lần đầu tiên từ ngày lập quốc, nước Mỹ bị đối phương tấn công thẳng ngay trên lãnh thổ mình một cách bất ngờ bằng hình thức không tặc. So ra nó vẫn khác với trận Trân Châu Cảng, một căn cứ quân sự Mỹ ở Honolulu năm 1941 do Nhật Bản chủ động, nhưng không quá bất ngờ dù là một cuộc tấn công không tuyên chiến. Cuộc khủng bố xảy ra ngày 11 tháng Chín, 2001 tuy là một thảm kịch cho nước Mỹ nhưng nó dẫn đến hai hệ quả:

Một, cuộc khủng bố lay động tận con tim của mỗi người dân Mỹ và chưa bao giờ lòng ái quốc của mọi người lên cao ngút trời như thế trong thời điểm đó. Sự kiện ấy cũng lan tỏa ra khắp thế giới, các quốc gia đều đồng lòng ủng hộ và đứng sau nước Mỹ để chống lại nhóm khủng bố Al-Qaeda.

Hai, mở ra một kỷ nguyên chống khủng bố cực đoan Hồi Giáo, không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Cuộc khủng bố ấy cũng đã làm thay đổi toàn diện nếp sinh hoạt của con người, từ việc di chuyển bằng đường hàng không, chuyện đi mua sắm hàng hóa, chuyện truy cập dữ liệu trên internet, vấn đề di dân đều phải an toàn và kiểm tra chặt chẽ.

Nhưng nhắc đến biến cố 11/9, người ta không thể không nhắc đến việc Hoa Kỳ và đồng minh đã đưa quân tấn công vào Afghanistan một tháng sau để tiêu diệt sào huyệt của Al-Qaeda và Osama bin Laden được chính quyền Taliban che chở, nuôi dưỡng. Sau đó vào đầu năm 2003 Mỹ tiếp tục tấn công Iraq, lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein.

Để theo đuổi cùng một lúc hai cuộc chiến tranh, Hoa Kỳ đã chi tiêu hơn 2.000 tỷ Mỹ Kim với sự tham dự của 34 quốc gia đồng minh, kể cả khối NATO. Với những khả năng hùng hậu, cuộc chiến chống khủng bố được tung ra nhanh chóng ngay khi thành phố New York còn chìm trong khói bụi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vào tháng Mười, 2001. Sự kiện ấy đã gây nức lòng chẳng những của người dân Mỹ mà còn trên khắp thế giới.

Nhưng đáng lý ra, nếu chính quyền Bush giới hạn cuộc chiến bao vây tiêu diệt Al-Qaeda ở Afghanistan mà không vói tay tới Iraq, có lẽ cuộc chiến chống khủng bố đã kết thúc với một kết quả tích cực hơn trong mục đích ban đầu. Với tham vọng xây dựng và củng cố một chính quyền cộng hòa ở quốc gia Nam Á này, cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ đã “sa lầy” tại Iraq và Afghanistan, kéo dài 20 năm. Cuối cùng, sự kết thúc diễn ra ở Kabul ngày 15 tháng Tám, 2021 đã biến thành một vết thương u buồn trong lịch sử nước Mỹ đầy phân hóa và tranh cãi.

Nhìn lại thời gian 20 năm từ trận chiến chống khủng bố, người ta thấy:

Thứ nhất, Hoa Kỳ đã tiêu diệt được thủ lãnh Osama bin Laden sau nhiều năm truy đuổi, và nhất là làm suy yếu gần như toàn diện tổ chức Al-Qaeda. Kể từ năm 2001, Al-Qaeda trở nên tê liệt, đến nay nó không còn có khả năng tung ra những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào nội địa Hoa Kỳ như chúng từng đe dọa, mà chỉ còn tạo được các cuộc khủng hoảng mang tính tôn giáo ở Trung Đông hay Âu Châu. Nói cách khác, chiến dịch chống khủng bố trong 20 năm qua đã thành công vì giúp giữ yên được đời sống an ninh và ổn định cho người dân Mỹ trên khắp 50 tiểu bang.

Thứ hai, bên cạnh sự thành công, Hoa Kỳ cũng đã phải trả giá trong việc bảo vệ an toàn cho nước Mỹ. Đó là một chi phí quá lớn về tài chính và sự thiệt hại đáng kể về nhân mạng, kể cả sự thất bại trong việc tạo dựng dân chủ vững chắc cho các chính quyền thân Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Cụ thể là sau 20 năm Hoa Kỳ đã chấm dứt chiến tranh bằng một cuộc lui binh quá vội vã, một phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Kabul quá nhanh khi không còn chỗ dựa. Phiến quân Taliban đã tiến vào kiểm soát Afghanistan một cách nhanh chóng ngoài dự đoán như chỗ không người, là một thách thức rất lớn cho Hoa Kỳ nói riêng và các đồng minh nói chung. Điều đó khiến cho uy tín của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng đồng thời gây ra tranh cãi gay gắt về vai trò dẫn dắt của Mỹ trong tương lai.

Quan trọng hơn hết, chính trong nội bộ nước Mỹ bị phân hóa trầm trọng khi cuộc chiến chống khủng bố kéo dài quá lâu với nhiều tốn kém, nhiều tổn thất nhân mạng đã làm ảnh hưởng đến sự kiên trì của người dân và các chính trị gia. Sự phân hóa này càng trầm trọng hơn khi hai đối thủ của Hoa Kỳ là Nga và Trung Quốc khai thác bằng những thông tin giả và thuyết âm mưu làm cho xã hội Mỹ càng thêm rối bời với nhiều xu hướng chính trị  phức tạp và ngày càng mâu thuẫn.

Có nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng việc Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Afghanistan và sự trở lại cầm quyền của Taliban đang được Nga và Trung Quốc ve vãn, đã cho thấy sức mạnh của Hoa Kỳ ngày nay đã thực sự đi xuống. Tức là kỷ nguyên lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ đã chấm dứt từ sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. Điều này có thể chỉ là dự đoán khi Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh và một lực lượng quân sự có khả năng tác chiến phối hợp vượt trội Trung Quốc.

Nhưng cũng có nhiều người cho rằng sự chấm dứt 20 năm can dự trong cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Trung Đông chính là cơ hội cho Hoa Kỳ quay về với những giá trị cốt lõi của mình và các vấn đề thực tế mà đất nước đang đối phó. Đó là vấn đề tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong mọi lãnh vực trong 20 năm tới. Trung Quốc ngày nay là kẻ đối đầu nguy hiểm nhất đối với Hoa Kỳ chứ không còn là khủng bố Hồi Giáo, vì mối nguy này đã là vấn đề chung của cả thế giới không riêng của Hoa Kỳ.

Tóm lại, khi nhìn lại biến cố 11 tháng Chín với sự rút lui ra khỏi Afghanistan của Hoa Hỳ, tuy có tạo ra những dao động nhất thời của dư luận, nhưng rồi đây 10 hay 20 năm sau người ta sẽ không nhắc đến nữa, mà chỉ nhắc đến trận chiến đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đó là liệu Trung Quốc có thành công qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc số 1 thế giới vào năm 2049 như Tập Cận Bình đang mơ ước hay không. Chờ xem.

 Phạm Nhật Bình

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.