Nhìn lại cuộc chiến 1979 và mối quan hệ Việt – Trung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách nay 30 năm, lúc 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình đã đưa 80 ngàn quân nổ súng và tràn qua biên giới Việt Trung, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu tới Mông Cái, thuộc 6 tỉnh phía Bắc vùng biên giới Việt – Trung. Cuộc chiến kéo dài đến ngày 5 tháng 3 thì Trung Quốc đơn phương rút quân về phía biên giới Trung Quốc. Trong suốt 16 ngày tràn qua biên giới, gọi là dạy cho “Cộng sản Việt Nam một bài học”, quân Trung Quốc đã phá tan nhà cửa tại Lào Cai, Đồng Đặng, Lạng Sơn và nhất là đã san bằng bình địa thị xã Cao Bằng trước khi rút quân. Cuộc chiến 16 ngày đã không chỉ tàn phá 6 tỉnh phía Bắc mà còn dẫn đến những thương vong đáng kể. Phía Trung Quốc có 26 ngàn người chết, 37 ngàn người bị thương và có 265 người bị bắt làm tù binh. Phía Cộng sản Việt Nam có hơn 30 ngàn người chết, 32 ngàn người bị thương và có 1,638 người bị bắt làm tù binh.

Tuy rút về phía biên giới, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục các cuộc pháo kích vào làng xóm Việt Nam cũng như tiếp tục chiếm đóng những khu vực chiến lược trong vùng biên giới, dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu kéo dài đến năm 1988 mới chuyển sang các cuộc đàm phán về ngoại giao. Trong gần 10 năm xung đột biên giới, hai phía đã có những cuộc ác chiến diễn ra trong hai năm 1984 và 1985 khiến cho hàng chục ngàn người của hai phía bị chết và bị thương, trong đó những thường dân vô tội phía Việt Nam đã bị quân Trung Quốc tấn công và tàn sát rất dã man. Sau cuộc chiến nói trên, cả hai phía Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam đều tuyên bố chiến thắng, nhưng không bên nào cho thấy rõ những ưu thế của sự chiến thắng. Phía Trung Quốc đã không áp lực được Cộng sản Việt Nam rút ra khỏi Campuchia và cũng không giải quyết được vấn đề Hoa Kiều bị đàn áp như Đặng Tiểu Bình rêu rao vào lúc đó, ngược lại phía Cộng sản Việt Nam tuy huy động toàn bộ lực lượng quân sự để phản công lại lực lượng Trung Quốc nhưng đã không chiếm được các khu vực chiến lược mà quân Trung Quốc chiếm đóng để phải bị mất vào tay Trung Quốc trong những cuộc đàm phán ngoại giao sau này.

Cuộc chiến xung đột biên giới giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc xảy ra vào năm 1979 là hệ quả của một chuỗi những xung đột quan điểm giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, từ năm 1969, khi Trung Quốc mở cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ. Trên bề mặt, Trung Quốc giúp cho Cộng sản Việt Nam để tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại tại miền Nam Việt Nam, nhưng trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn Cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam, thống nhất hai miền để trở thành một lực đối trọng lại Bắc Kinh. Do đó mà khi Cộng sản Việt Nam chiếm xong miền Nam, Trung Quốc đã công khai ủng hộ Pol Pốt sau năm 1975, để tạo ra những cuộc xung đột biên giới ở phía Nam giữa Cộng sản Việt Nam và Khờ Me Đỏ hầu ngăn chận tham vọng xây dựng liên bang Đông Dương của Hà Nội. Cuộc xung đột bắt đầu bùng nổ lớn khi Cộng sản Việt Nam chính thức ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô vào tháng 6 năm 1978 và tiến chiếm Campuchia vào tháng 1 năm 1979. Đối với Trung Quốc vào lúc đó, hai hành động thân thiện với Liên Xô và xâm chiếm Campuchia của Cộng sản Việt Nam là một sự khiêu khích. Đặng Tiểu Bình không thể mang quân sang Campuchia để giúp cho Pol Pốt lấy lại nước như Liên Xô từng làm ở Đông Âu vì sợ Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây cô lập; lúc đó họ Đặng chỉ vừa mới phục hồi quyền lực từ cuối năm 1978 sau khi đảo chánh nhóm Tứ Nhân Bang.

Đặng Tiểu Bình đã chọn con đường đánh thẳng vào Việt Nam qua biên giới, dưới danh nghĩa “Phản công tự vệ” để cứu người Hoa đang bị Hà Nội đàn áp. Họ Đặng gọi đây là hành động cần thiết để “dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học”. Tuy nhiên qua kết quả của cuộc chiến, người ta không thấy họ Đặng đã dạy cho Cộng sản Việt Nam bài học gì nhưng lại phơi bày cho dư luận thế giới nhìn thấy hai hình ảnh tương phản:

JPEG - 8.2 kb

Thứ nhất là sự lạc hậu của lực lượng quân sự Trung Quốc sau nhiều thập niên bế môn tiến hành những bước nhảy vọt không tưởng ở bên trong Hoa Lục. Hình ảnh con cọp giấy của Trung Quốc đã biểu hiện rõ nét qua cuộc chiến biên giới 16 ngày với Cộng sản Việt Nam. Chính điều này đã thúc đẩy họ Đặng phải cải tổ lại quân đội và đã trở thành một trong bốn chủ trương hiện đại hóa mà Trung Quốc theo đuổi từ năm 1980 cho đến nay. Đặng Tiểu Bình đã dồn rất nhiều cho ngân sách quốc phòng để tân trang quân đội, đặc biệt là hải quân để kiềm chế biển Đông vào tay Trung Quốc.

Thứ hai là tuy Cộng sản Việt Nam đã đẩy lui được lực lượng biển người của Trung Quốc sau 16 ngày giao tranh, nhưng hệ quả của cuộc xung đột kéo dài 10 năm sau đó đã làm cho Cộng sản Việt Nam rơi vào tình thế kiệt quệ mọi mặt. Do nhu cầu an ninh phía Bắc, Cộng sản Việt Nam đã phải tổng động viên để tăng quân số hầu trấn giữ vùng biên giới phía Bắc và tiếp tục chiếm đóng Lào và Campuchia. Vì phải tập trung giải quyết nhu cầu chiến tranh với Trung Quốc và nhất là đối phó với tình trạng cô lập ngoại giao và phong tỏa kinh tế của thế giới do việc chiếm đóng Campuchia, Cộng sản Việt Nam hoàn toàn dựa vào Liên Xô, khiến nội bộ đảng bắt đầu phân hóa trầm trọng với hai phe thân Liên Xô và thân Tàu xung đột lẫn nhau.

Trong suốt 10 năm xung đột kể từ cuộc chiến xảy ra vào tháng 2 năm 1979, Hà Nội và Bắc Kinh đã coi nhau như kẻ thù không đội trời chung. Trong 10 năm này, kinh tế của Cộng sản Việt Nam càng ngày càng xuống dốc, từ một quốc gia sản xuất gạo biến thành một nước rơi vào tình trạng thiếu đói phải kêu gọi Liên Hiệp Quốc viện trợ hơn 5 triệu Mỹ kim thực phẩm vào năm 1984. Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình tập trung phát triển kinh tế và mở cửa giao thương với Mỹ; nhờ vậy mà đến năm 1990, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi và có một chỗ đứng đáng kể tại Á Châu từ một đất nước tan hoang dưới triều đại Mao Trạch Đông. Nhưng sự sụp đổ của khối Cộng sản quốc tế tại Đông Âu vào năm 1989, đưa đến sự tan rã khối Liên Xô vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đã làm thay đổi mối quan hệ thù địch giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Cả hai vì nhu cầu sống còn trước nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế giới tự do, đã phải tìm đến để “sống chung hòa bình”.

Tháng 10 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã bay sang thủ đô của Trung Quốc để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, nối lại mối quan hệ đảng và nhà nước; nhưng mãi đến tháng 11 năm 1991, hai phía mới chính thức nối lại quan hệ ngoại giao bình thường. Trong quan hệ mới này, vấn đề biên giới vẫn tiếp tục là đề tài gai góc cho hai phía. Trung Quốc đã tìm cách khuynh loát nội bộ Cộng sản Việt Nam bằng nhiều thủ đọan để lôi kéo những phe nhóm sẵn sàng ngả theo chủ trương đàm phán của Trung Quốc. Năm 1999, Trung Quốc đã đạt được kết quả khi thúc đẩy được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ra lệnh cho Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam phải xúc tiến ký hiệp ước biên giới vào cuối năm 1999 và hiệp định Vịnh Bắc Việt vào giữa năm 2000. Kể từ đó, những ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng đè nặng lên các bước đi của Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 9.4 kb
Hình : Nguyễn Tấn Dũng và Hồ Cẩm Đào.

Hiện nay, tuy Cộng sản Việt Nam mở rộng giao thương với mọi quốc gia nhưng cán cân mậu dịch vẫn nghiêng về phía Trung Quốc. Kim ngạch nhập siêu của Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc tăng từ 200 triệu Mỹ Kim năm 2001 lên 1 tỷ Mỹ kim năm 2003, gần 8 tỷ Mỹ kim năm 2007 và 10 tỷ Mỹ kim trong năm 2008. Cộng sản Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc 3,9 tỷ Mỹ kim trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 11,9 tỷ Mỹ kim trong năm 2007. Trung quốc chủ yếu xuất cảng hàng công nghiệp sang Cộng sản Việt Nam trong khi Cộng sản Việt Nam bán sang Trung Quốc chỉ là những sản phẩm thô hoặc sơ chế khai thác từ các quặng mỏ, cao su, rau trái.

Tóm lại, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội kể từ cuộc chiến 1979 cho đến nay, rõ ràng là Cộng sản Việt Nam càng ngày càng bị cuốn hút vào quỹ đạo Bắc Kinh. Điều này cho thấy vì sao Hà Nội không dám lên tiếng đòi Trung Quốc phải trả lại hai quần đảo Hoàng sa – Trường sa cũng như tìm cách ngăn chận những ai viết lên sự thật về cuộc chiến năm 1979. Hiện nay, Hà Nội còn cho cán bộ Trung Quốc vào tận Tây Nguyên để khai thác mỏ Bauxit ở Đắk Nông. Việc khai thác nay không mang lại lợi nhuận bao nhiêu về mặt kinh tế nhưng sẽ gây ra nhiều tai hại về mặt môi sinh cho Việt Nam. Đây là một hành động sai lầm của Hà Nội mà chúng ta không thể nào im lặng. Rõ ràng là sau 30 năm cuộc chiến đẫm máu với Trung Quốc, Việt Nam đang rơi vào nguy cơ Bắc thuộc, nếu chúng ta không nhanh chóng chấm dứt thành phần lãnh đạo ươn hèn của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Đây là trách nhiệm chung của mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ ở trong và ngoài nước.

Trung Điền
Feb 11 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.