Nhớ Bình Ngô Ðại Cáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 12.5 kb
Công an trấn áp người biểu tình chống rước đuốc Thề Vận Bắc Kinh.

Nhờ phương tiện Internet, ngày hôm qua người Việt ở khắp thế giới đã nhận được những hình ảnh những đồng bào biểu tình ở khu Chợ Ðồng Xuân, Hà Nội trước khi bảy người bị công an bắt về bót. Bản tin và hình do hãng thông tấn Ðức gửi đi, cho thấy những người tổ chức đã liên lạc được với giới truyền thông quốc tế. Nhưng điều được chú ý nhất trong biến cố này là những âm thanh. Phóng viên đài RFA đã trực tiếp phỏng vấn một “xếp bốt” (trưởng đồn) công an về vụ bắt biểu tình. Anh công an cộng sản nói tỉnh bơ: “Biểu tình hả? Hà Nội rất yên tĩnh! Không có ai biểu tình hết!” Nhưng ngay lúc đó, những người dân biểu tình đứng gần đã kịp hô to lên: “Có! Có!” Những lời phản đối lọt được vào máy vi âm của một đài phát thanh quốc tế!

Phải nhắc lại lần nữa: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói!”.

Còn tại Sài Gòn, guồng máy công an của ông Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra rất có hiệu quả trong việc bắt bớ đồng bào. Những người bị nghi là có thể đi biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, những người có khả năng lên lưới hô hào biểu tình, tất cả đã được công an “chiếu cố” từ tháng trước; Hoàng Hải trốn lên tận Ðà Lạt cũng vẫn bị bắt!

JPEG - 67.8 kb
Cổ động viên Trung Quốc tung hoành trên đường phố Sài Gòn.

Ðảng Cộng Sản và nhà nước Nguyễn Tấn Dũng cương quyết không cho ai đụng tới Hoàng Sa của… Trung Quốc! Nhà nước cấm dân biểu tình trong ngày rước đuốc thế vận. Cho nên trong ngày đó, chỉ thấy các thanh niên Trung Quốc đi biểu tình ở Sài Gòn mà thôi! Những tấm hình chụp đám người Trung Quốc được gửi cấp tốc đi khắp nước và ra hải ngoại đã làm mọi người xúc động. Ðó là cảnh những thanh niên Trung Hoa mặc đồng phục thể thao màu trắng đi diễu hành trên đường Lê Lợi trương lên những lá cờ Trung Cộng, màu đỏ 5 sao vàng!

Lá thư kèm theo những bức ảnh đó, gửi lúc 2 giờ chiều ngày 29 Tháng Tư, diễn tả tâm trạng của người dân Việt Nam trước cảnh mà người gửi viết là: “Trung Quốc tràn sang Sài Gòn làm loạn!”

Người chụp hình diễn tả tâm trạng tiêu biểu của người Sài Gòn: “Chúng nó đang nhe răng vuốt giương oai với người Việt Nam chúng ta, cơn giận như lửa đốt…” Ðây là phỏng theo lối văn dịch từ Bình Ngô Ðại Cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh: “Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu máu mỡ ấy no nê chưa chán!”. Trông cảnh những người Trung Hoa sang nước ta được tự do đi biểu tình trên con đường mang tên Lê Lợi, trong khi người Việt bị cấm, bị bắt, bị giam cầm, làm sao trong lòng không tưởng nhớ tới văn Bình Ngô Ðại Cáo! Lời văn thống thiết của Nguyễn Trãi lúc nào cũng văng vẳng trong tiềm thức của người Việt Nam; khi ngủ cũng không quên, khi xúc động thì chợt nhớ lại!

Ðảng Cộng Sản và chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cương quyết cấm, không cho dân Việt bày tỏ ý kiến đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng hôm qua đã bị bắt trên đường về Hà Nội biểu tình. Các nhà báo Hoàng Hải, đạo diễn Song Chi, luật gia Phan Thanh Hải (Ba Sài Gòn), cựu đại úy công an Tạ Phong Tần, vân vân, đã bị sách nhiễu, bị hỏi cung, bị bắt, ở Sài Gòn.

Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao họ nhẫn tâm như vậy. Họ yêu nước Trung Hoa hơn nước Việt Nam hay sao?

JPEG - 44.6 kb
Stalin bị đạp đổ ngay trên đất Nga (Liên Xô cũ).

Có thể minh oan cho các lãnh tụ cộng sản. Họ không yêu nước Tàu hơn nước Việt. Nhưng tình yêu của họ được dành cho một thứ cao hơn cả tổ quốc. Ðó là họ yêu chủ nghĩa xã hội. Ông Hồ Chí Minh đã kích động lòng yêu nước của người Việt Nam để đưa thanh niên vào chết tại chiến trường miền Nam, vì ông hô hào “chống Mỹ cứu nước.” Nhưng ông Hồ khôn lắm. Ông biết chủ nghĩa cộng sản không chấp nhận tinh thần ái quốc mà họ cho là chật hẹp. Ông Hồ đã được Stalin giáo huấn phải từ bỏ các lợi ích quốc gia để xây dựng thế giới vô sản chuyên chính, bành trướng chủ nghĩa xã hội, vượt lên trên biên giới quốc gia. Cho nên trong lúc hô hào người VN yêu nước, ông vẫn không quên bắt dân Việt phải học thêm: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.”

Con cháu ông Hồ theo đúng châm ngôn đó. Chủ nghĩa xã hội, theo lối Stalin, giống như một tôn giáo, tất nhiên, chủ nghĩa lý tưởng đó phải cao hơn quốc gia, dân tộc. Nếu phải lựa chọn, so sánh, người ta sẽ thấy chủ nghĩa cao hơn dân tộc, quốc gia.

Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam có lúc coi Liên Xô mới là quê hương của chủ nghĩa xã hội. Ông Lê Duẩn tới Nga đã nói đây là quê hương thứ hai của ông ta. Nhưng sau khi Lê Duẩn chết rồi, các lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã xoay chiều, đặc biệt là sau khi chế độ cộng sản ở Nga và Ðông Âu sụp đổ. Dần dần, họ coi Trung Quốc mới là quê hương của chủ nghĩa xã hội.

Biến chuyển trên được ghi rõ rệt trong cuốn hồi ký của ông Trần Quang Cơ, từng làm thứ trưởng ngoại giao của chính quyền Hà Nội. Cuốn Hồi Ức và Suy Nghĩ kể lại sự biến chuyển trong chính sách ngoại giao của Hà Nội sau năm 1975, xin thuật lại sau đây. Năm 1977 Trung Cộng đã xúi bọn Khờ Me Ðỏ đánh vào biên giới phía Nam, Tháng Giêng năm 1979 quân Việt Cộng đuổi Pol Pot ra khỏi Nam Vang. Tháng Hai, quân Trung Cộng tấn công Việc Cộng ở biên giới miền Bắc rồi rút về. Năm 1984 quân Trung Cộng pháo kích vùng biên giới suốt ba tháng trời. Năm 1988, hải quân Trung Cộng đánh quân Việt Nam để chiếm các đảo ở Trường Sa, 14 năm sau khi đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Biến cố làm cho đảng Cộng Sản Việt Nam đổi chiều là chế độ cộng sản ở Nga Xô thay đổi, Gorbachev không còn ôm mộng làm bá chủ thế giới cộng sản nữa.

Tháng 12 năm 1986, đảng Cộng Sản Việt Nam sửa lời nói đầu trong điều lệ Ðảng xóa bỏ đoạn nói Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất.” Hai năm sau thì sửa luôn câu đó trong hiến pháp. Sau khi khối cộng sản Ðông Âu tan rã, các món viện trợ cạn ngay, kinh tế Việt Nam suy sụp, Việt Cộng thấy muốn tồn tại phải bám lấy Trung Cộng. Vì vậy, phải tìm đường kết thân trở lại với Bắc Kinh. Lý do chính họ nêu lên là theo Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội” trước sự tấn công của tư bản Mỹ.

JPEG - 5.6 kb
Nguyễn Văn Linh.

Trong nhóm người thuộc Bộ Chính Trị thời đó, Trần Quang Cơ cho biết Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh là những người thân thiết với Trung Cộng nhất. Hai người này nêu lên lý do phải kết thân với Trung Quốc, là cả hai đảng cùng theo chủ nghĩa xã hội. Ngay cả khi có người trong bộ chính trị nêu vấn đề lợi dụng sự tranh chấp Mỹ-Trung Quốc thì Nguyễn Văn Linh cũng nhắc: Trung Quốc vẫn là nước xã hội chủ nghĩa! Lê Ðức Anh từng gặp riêng đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, sau hai tuần lễ mới thông báo cho Bộ Chính Trị biết. Nhưng chính đại sứ Trung Cộng đã báo tin cho những người khác biết rồi, để gây chia rẽ trong đám lãnh tụ Việt Nam.

JPEG - 4 kb
Đỗ Mười

Nhờ thái độ quỵ lụy của Việt Cộng cho nên năm 1990 Bắc Kinh cho mời Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và Phạm Văn Ðồng sang Thành Ðô, tỉnh Tứ Xuyên, gặp Giang Trạch Dân, Lý Bằng. Tại sao họ yêu cầu phải có mặt ông già Phạm Văn Ðồng? Vì ông Ðồng là người đã ký lá thư gửi Chu Ân Lai công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa! Trung Cộng muốn nhắc nhở Việt Cộng đừng quên điều đó.

JPEG - 11.7 kb
Lê Đức Anh

Sau Ðại Hội Ðảng kỳ 7, Lê Ðức Anh cầm đầu phái đoàn sang Trung Quốc, còn xin lỗi giới lãnh đạo Trung Cộng về những lầm lỗi của Cộng Sản Việt Nam trong quá khứ. Theo hồi ký của Trần Quang Cơ cho biết thì Lê Ðức Anh là người gắn liền sự nghiệp chính trị với việc kết thân Trung Quốc. Hiện nay Lê Ðức Anh vẫn cầm cương điều khiển đám lãnh tụ cộng sản Việt Nam, cho nên họ không thể nào cho phép dân Việt Nam biểu tình đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa!

Năm 1990, Cộng Sản Việt Nam chạy theo Trung Quốc vì trên thế giới chỉ còn đó là nơi nương tựa để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Dần dần, họ không còn ham bảo vệ chủ nghĩa nào hết, nhưng ngày nay, nhu cầu bảo vệ địa vị độc quyền cai trị của đảng còn cao hơn nữa. Ðó là lý do họ vẫn đi theo con đường của Lê Ðức Anh, cương quyết bảo vệ Hoàng Sa… cho Trung Quốc!

Người Việt Nam có thể đọc lại Bình Ngô Ðại Cáo để biết rằng trong quá khứ dân tộc Việt Nam không hèn như vậy. Và trong tương lai, cũng sẽ không hèn như vậy! (Người Việt; Tuesday, April 29, 2008)

Ngô Nhân Dụng

****

Xin Ơn Trên Xót Thương Dân Tộc Việt Nam

(CNLS) 29.4.2008. Khi chính quyền tay sai CSVN đang tưng bừng rước ngọn lửa thiêng của thượng quốc diễu trên đất Sài Gòn, tại Quy Nhơn, người “nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007” – Mặc Thiên đã lặng lẽ đốt nhang tưởng niệm những người lính đã chết trên chiến trường cho quê hương và cho tự do.

Khuya 29.4, anh đã gởi cho Chứng nhân Lịch sử bản ghi âm trọn vẹn ca khúc Khấn nguyện với lời nhắn gởi: “Xin hãy bền chí, vững lòng, quét sạch quân tham tàn khỏi quê hương Việt Nam”.

Download bài hát (4mb)

Lời bài hát KHẤN NGUYỆN
Tác giả: Mặc Thiên

Con xin cúi đầu lạy trời cao
Khấn nguyện cùng tổ tiên, xin cho đất mẹ bình yên
Thoát khỏi quân tham tàn đã đang tâm gieo rắt hận thù
Chia rẽ thâm tình quê hương buộc lòng người vượt trùng dương
Phơi thây giữa lòng biển khơi

Đau thương, uất nghẹn lòng hờn căm.
Nước Việt giặc tràn lan. Quân gian kết bè ngoại bang
Chúng chẳng thương dân mình tính toan vơ vét đến tận cùng
Đất nhà tiền của nhân dân, đổ mồ hôi nhọc công lao
Qua bao năm khốn khó nguy nan

Xin ơn trên xót thương dân tộc Việt Nam ban ân sống đời bình an
Không còn đói nghèo lầm than
Bắc Nam chung vai một lòng giữ non sông quê hương vẹn toàn
Nối lại giống nòi yêu thương
Ơn trời những bậc hiền nhân thoát cảnh ngục tù bạo quân
Xa nơi tối tăm nhục hình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).