Nhớ Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ĐÃ NGÀY 1/6. Còn đúng 26 ngày nữa Lê Quốc Quân được tự do.

Mình vào trại An Điềm (Quảng Nam) ngày 11/10/2013 thì Lê Quốc Quân cũng vào đó ngày 13/6/2014, khoảng lúc 4 h chiều. Cách ngày ấy khoảng 10, 12 ngày gì đấy, viên cán bộ quản giáo T vào buồng giam hỏi mình với một sự tò mò không che giấu. “Anh Nghĩa ơi. Anh có biết Lê Quốc Quân không?”. “Hơn cả biết. Cán bộ hỏi làm gì vậy?”. “Án Lê Quốc Quân là án trốn thuế, sao phiên tòa xử Quân lại có cả các cán bộ đại sứ quán Mỹ, Tây Âu, cả các phóng viên quốc tế như là án chính trị các anh?”. Mình cười: “Bản chất của vụ án là chính trị được khoác lên cái vỏ trốn thuế”.

Cả viên cán bộ quản giáo và mình nữa, không ngờ có ngày Quân vào đó.Với viên cán bộ quản giáo việc Quân vào trại An Điềm, bị giam chung với TNLT và dưới sự quản lý của ông ta đã cho ông ta hiểu bản chất của vụ án cũng như bản chất của hệ thống luật pháp cộng sản mà ông ta đang phục vụ. Các can phạm trốn thuế khác đều bị giam với tù hình sự, đâu có bị giam với TNLT như Quân? Tuy sau này không nói ra, nhưng mình biết ông quản giáo (và tất cả từ ban giám thị đến cán bộ trại giam) bị shock hết lần này đến lần khác. Quân gọi họ là “anh” hoặc tên trống không mà không chịu gọi là “Cán bộ”. Shock! Quân không chịu mặc quần áo tù. Shock… (Đáng lẽ Quân còn định làm thêm một “Sự kiện” gây quan tâm như HĐC, nếu mình không khuyên vì mình sắp về, Quân sẽ phải chịu trận một mình nếu có gì xẩy ra).

Với mình, Quân gây thêm ấn tượng nữa là cái tình dành cho vợ con và cái tâm dành cho chiến hữu. Quân đấu tranh để có được một khoảng đất nhỏ trong khu chuồng cọp rộng khoảng 2 m2 để trồng 2 cây hồng, ngày 8/3/2015 Quân có hoa gửi ra tặng vợ; Quân thức đêm làm thơ tặng mình. Mình giới thiệu hai sản phẩm tinh thần của Quân trong thời gian ở tù với mình. Mong ngày 27/6 đến thật nhanh.

CHIỀU MƯA BÀN THẾ SỰ

(Mến tặng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, vừa là nhân vật chính của bài thơ, vừa là người góp ý bổ sung nó)

Chiều mưa…
Lọt giữa núi rừng hiu quạnh
Âm u hàng rào kẽm gai
Tôi ngồi bên người bạn hiền tranh đấu
Bàn về nhân sinh thế thái u hoài
Về con người và sức sống tương lai
Trên ghế nhựa là John Stuart Mill
“On liberty” gió thổi lật từng tờ
Trong tường cao lao mộ
Chúng tôi “bàn về tự do”

***

Chiều mùa mưa
Rừng miền Trung thoáng lạnh
Cánh tay mềm khoanh lại
Đôi vai gầy so lên
Giọt nước rỏ xuống sân
Toé lên đôi chân trần
Đường gân xanh sau năm tù tội
Rồi bạn hiền một tháng nữa sẽ chia xa
Ta đã thấy tiếng tự do trong gió
Trước mặt là “politics”*
“Chính trị luận” chuẩn từ Aristotle
Dặm đường dài hơn 2000 năm trước.
Mấy ai hay thế sự đã được bàn?
Gió vẫn thổi
Nối dài chiều tháng tám.
Man mác lạnh
Chợt sợ mình
Một ngày nguội lạnh với non sông
Bỗng cùng nhau xích lại
Hơi ấm nào như của tổ tông
Đồng lòng hỏi: “Sao Việt Nam thất bại”
“Why nation fail” cuốn sách dày vừa khép
Hơn 600 trang chỉ rõ một điều
Thể chế mà thôi- Cái gốc mọi vấn đề
Chúng tôi tin đường đi là đúng
Mà gió mưa cứ rát mặt người
Như hàng hiên bắt đầu thấm nước.
Buốt lòng ai – hai khóe mắt rưng rưng.
Và mưa
Và gió
Và đối diện với mong manh phận người
Cười đứng dậy, đây rồi cuốn sách.
“Start up Nation”- Đây Israel
Dân Do thái qua mấy ngàn năm
Tìm về phục hồi quốc thể
Bạn hiền ơi!
Chúng ta đi cho “Quốc gia khởi nghiệp”
Dầu bao la chiều mưa gió ngược.
Chặng đường dài chông gai trước mắt.
Chúng tôi đi trong mưa.
Đôi chân trần hối hả.
Gió vẫn thổi và đêm còn dài.
Nhưng không bước dặm đường sao ngắn lại.
Ta đi là ánh sáng ban mai.

Lê Quốc Quân
Trại giam An Điềm.
Đầu mùa mưa 2014 – Với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

* Tất cả cuốn sách triết học kể trên tôi và Ls Lê Quốc Quân đều đọc chung trong thời gian này.

JPEG - 99.2 kb
Bông hồng Quân trồng được trong trại An Điềm và gửi ra nhân ngày 8/3/2015.

Nguồn: FB Nguyễn Xuân Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.