Những bức ảnh mới cho thấy: Các đảo nhân tạo của Trung Quốc là những căn cứ quân sự rất phát triển

Trong bức ảnh chụp từ trên không ngày 25/10/ 2022 này, các tòa nhà và cấu trúc liên lạc được nhìn thấy trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã dần khẳng định yêu sách chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông bằng mở rộng quy mô đảo, tạo ra các đảo mới và xây dựng các cảng, tiền đồn quân sự và đường băng. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các bãi đá ngầm và đảo đá được cải tạo có hệ thống sân bay, radar và có thể có cả hầm chứa tên lửa.

Những ảnh chụp gần đây cho thấy sân bay và các công trình khác hiện diện trên một số đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông – nơi mà Mỹ cho rằng đã được “quân sự hóa hoàn toàn.”

Nhiếp ảnh gia Ezra Acayan của Getty Image đã tiếp cận được các chuyến bay gần một số đảo đá mà Trung Quốc đã cải tạo và biến thành các căn cứ quân sự có các trạm radar, đường băng và các cơ sở pháo binh.

Những bức ảnh được chụp vào ngày 25/10 vừa qua cho thấy một khía cạnh khác của các đảo nhân tạo của Trung Quốc – những nơi hầu như từ trước đến nay chỉ được biết đến qua ảnh vệ tinh.

Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ,  Đô đốc  John C. Aquilino, hồi tháng 3/2022 cho biết Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba đảo nhân tạo gồm Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập – tất cả đều thuộc quần đảo Trường Sa nơi mà Bắc Kinh tuyên bố có “quyền lịch sử”.

Cuộc sống trên Đá Chữ Thập

Các bức ảnh của Getty cung cấp thông tin chi tiết về các cơ sở của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) trên các bãi đá Vành Khăn, Ga-ven, Subi, Châu Viên, Chữ Thập và Tư Nghĩa – sáu trong số 15 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng.

Chữ Thập dường như là một trong những bãi đá phát triển nhất với một sân bay đã hoạt động hoàn chỉnh, các nhà chứa máy bay (hangars), các tòa nhà lớn và vòm bảo vệ radar hoặc các cấu trúc có mái tròn với thiết bị radar bên trong.

Một loại tòa nhà mới được phát hiện trên Đá Chữ Thập cũng như trên Đá Vành Khăn và Subi, là một cấu trúc giống như garage để xe mà theo các nhà phân tích có thể là nơi đặt các bệ phóng tên lửa.

“Tôi đoán rằng các garage hướng ra biển là dành cho các bệ phóng tên lửa hành trình góc cạnh” – ông Tom Shugart, trợ lý Nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, viết trên Twitter.

Một nhà phân tích khác, ông Tyler Rogoway, biên tập viên của cổng thông tin quốc phòng The War Zone, cho biết những garage này có thể “được sử dụng để cất giữ, phục vụ và nhanh chóng triển khai” các bệ phóng được sử dụng cho tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm hoặc đất đối đất.

Ông Shugart cũng lưu ý một số chi tiết khác như: Ảnh chụp cho thấy “một chiếc xe đang lái quanh đá Chữ Thập và một người đang đi bộ trên đường.”

“Đó không phải là đám đông, nhưng cũng không phải là không có gì”- ông viết.

Ba tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng với sự có mặt của hơn 5.000 binh lính và sỹ quan, dân số trên các đảo và bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng.

Bức ảnh chụp từ trên không ngày 25/10/2022 này ghi lại hình ảnh một chiếc máy bay trên đường băng của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images
Bức ảnh chụp từ trên không ngày 25/10/2022 này ghi lại hình ảnh một chiếc máy bay trên đường băng của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images

 

Những mái vòm bảo vệ radar và tháp súng

Một trong những bức ảnh chụp Đá Chữ Thập đã ghi lại hình ảnh một chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 trên đường băng.

“Hình ảnh một chiếc KJ-500 trên đường băng thật cuốn hút và nó giúp khẳng định rằng: PLA vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến tuần tra trên không ngoài khơi các đảo” – Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với Đài Á Châu Tự Do.

“Điều này đã diễn ra kể từ năm 2020” – ông nói thêm.

Theo biên tập viên Rogoway của The War Zone, máy bay KJ-500 và các máy bay săn tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo khác “thường xuyên hoạt động từ sân bay ở đó”.

Các mái vòm bảo vệ radar, tháp pháo và hệ thống vũ khí tầm gần để phát hiện và tiêu diệt tên lửa và máy bay đang bay tới là những đặc điểm chung của tất cả các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Trên đảo đá Subi, đường băng chính đang bị chặn bởi một số vật thể, có thể là ô tô hoặc xe đẩy.

“Đây là một hành động không an toàn, không thân thiện với bất kỳ ai khác bay trong khu vực” vì phi công của một chiếc máy bay đang thực sự gặp nguy hiểm có thể không nhìn thấy khu vực bị chặn và đâm vào đó – ông Shugart nói.

“Điều này một lần nữa cho thấy sự giả dối của ý tưởng cho rằng những hòn đảo này được xây dựng vì sự an toàn đi lại cho tất cả” – nhà phân tích có trụ sở tại Fort Hood nói.

“Chúng là những căn cứ quân sự. Chấm hết!”

Trung Quốc và năm quốc gia khác tuyên bố chủ quyền đối với các phần của Biển Đông, bao gồm cả những thực thể mà theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, là các bãi đá ngầm và đá chứ không phải đảo.

Theo luật, các bãi đá ngầm và đá có quyền đối với tài nguyên thiên nhiên hạn chế hơn nhiều so với các đảo.

Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của CSIS, kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã phát triển ít nhất 07 đảo nhân tạo và tạo ra 1.295 ha đất mới (tương đương với 3.200 mẫu Anh).

Trong chuyến công du tới Washington năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Trung Quốc không có ý định theo đuổi hoạt động quân sự hóa” các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể năng lực tấn công của PLA và cũng như sự đe dọa đối với các nước khác trong khu vực lân cận.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.