Những nền tảng tinh thần cho công cuộc canh tân: Tinh thần trách nhiệm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những giá trị căn bản tốt đẹp cho một xã hội tự do, tiến bộ, khai phóng, nhân bản đã bị phá hủy một cách có hệ thống và thay thế bởi những quan niệm như mạnh được yếu thua, tiền bạc có thể mua được tất cả, sự thật bị chà đạp, dối trá được tôn vinh, tội ác được xiển dương, thiện lương bị coi thường.

Đất nước, xã hội và dân tộc Việt Nam chưa thật sự canh tân được khi tội ác luôn ngự trị, những người công dân thiết tha đến sự tồn vong của dân tộc bị bắt bớ, tù đày. Nhà nước CSVN sẽ không bao giờ giải quyết được vấn nạn xuống dốc của các giá trị tinh thần cao đẹp, vì tội ác là phương tiện, là lẽ sống của họ để tiếp tục cầm quyền, thụ đắc một cách phi pháp của công, làm giàu bất chính.

Trong phạm vi loạt bài về những nền tảng tinh thần cho công cuộc canh tân Việt Nam, đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến tinh thần trách nhiệm. Các bài sau sẽ lần lượt đề cập đến tinh thần hy sinh, tinh thần liên đới, tinh thần bác ái, tinh thần vị tha, tinh thần khai phóng, tinh thần cầu tiến, tinh thần liêm chính…

Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm cần phải hiểu là một yếu tố quan trọng cần có trong mọi ngành nghề, trong mọi vị trí trong một xã hội tiên tiến. Từ người quân nhân, anh thợ xây dựng, bác tài lái xe bus, chị y tá, cô giáo, bác nông dân, chị bán hàng rong, anh lính cứu hỏa, anh kỹ sư cầu đường, người công nhân, anh cảnh sát,… cho đến người giám đốc, thị trưởng, dân biểu, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống.

Tinh thần trách nhiệm giúp cho mọi người tin tưởng vào cộng đồng dân tộc, khi có sự tin tưởng vào sự liên đới, trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực từ những người sống chung quanh mình trong đời sống hàng ngày, trong lúc hoạn nạn.

Càng nhiều quyền hành, tinh thần trách nhiệm phải càng cao, càng phải làm gương cho người khác, như dám đứng ra nhận trách nhiệm, từ chức và chấp nhận các biện pháp trừng phạt về những sai trái do việc làm của chính mình hay do những người do mình chỉ huy gây ra.

Nhà nước CSVN đã từ lâu phá bỏ tinh thần trách nhiệm trong guồng máy điều hành đất nước do họ hoàn toàn kiểm soát. Đã có rất nhiều việc chướng tai gai mắt, có khi thật khôi hài, trước những quyết định độc đoán vì bất tài, thiếu nhận thức, dạy đời… của các thành phần lãnh đạo đang nắm guồng máy y tế, giáo dục, kinh tế, tài chánh, thông tin… của đất nước. Vì họ tự cho mình đứng trên luật pháp và đảng CSVN lúc nào cũng đúng cả, kể cả đối với những chuyện phi lý và kịch cỡm nhất.

Tóm lại, tinh thần trách nhiệm phải được thể hiện từ trên xuống dưới, từ những nhân sự cao cấp nhất của quốc gia cho đến những người dân bình thường, trong mọi lứa tuổi.

Tinh thần trách nhiệm cần phải được phổ biến trong học đường, kể từ những năm đầu của bậc trung học. Các tấm gương hy sinh trong mọi trách vụ, để bảo vệ đất nước, để cứu sống những người khác, để tránh, ngăn chặn những thảm họa, v.v… cần được ghi nhận và xiển dương trên truyền thông và truyền lại cho thế hệ mai hậu.

Tinh thần trách nhiệm cho phép người dân tin tưởng vào sự công tâm, lòng chính trực của thành phần lãnh đạo, và sẵn sàng hậu thuẫn cho các chính sách đúng đắn của nhà nước đề ra và sẵn sàng nhận và chu toàn trách nhiệm từ chính mình.

KS Nguyễn Ngọc Bảo

Nguồn: Facebook Ước Mơ Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.