Những “tình huống thú vị”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hẳn là ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với “bầu đoàn, thê tử” 8 bộ trưởng tháp tùng đã có một tình huống không dễ chịu mà cũng chẳng “thú vị” gì ở cuộc họp thượng đỉnh G-20 tại Osaka vừa qua khi bị Tổng Thống Donald Trump “chỉ mặt, đặt tên” là “the single worst abuser of everybody”, đã lợi dụng Mỹ tệ hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Không rõ, ông Bộ Trưởng Bộ 4 T – Thiếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng – có mặt trong đoàn tùy tùng của ông Phúc tại hội nghị, mới đây còn “lớn tiếng” với các doanh nghiệp Mỹ như Facebook, Youtube, có cảm thấy “nhột” với “interesting situation” mà Donald Trump nhắc tới hay không? Nhưng chắc rằng nhiều vị sẽ cảm thấy “không rét mà run”.

Thị trường Mỹ, nơi đem lại thặng dư 30 tỷ Mỹ Kim hiện tại, đang đảm bảo nguồn ngoại hối và động lực kinh tế sống còn cho Việt Nam, rất có thể bị đặt vào một tình trạng “trứng đẳng đầu gậy” với những quyết định không thể lường trước của người đàn ông thích diet coke thay vì rượu Sake này.

Với tư cách là một khách mời của diễn đàn G-20 cùng với 9 quốc gia khác, song đoàn Việt Nam với số lượng quan chức hùng hậu, gồm phân nửa “nội các” dẫn đầu bởi ông Nguyễn Xuân Phúc đã tới Osaka cùng nhiều kỳ vọng vào các “lợi ích” có thể “xúc tiến” được ở các hoạt động bên lề hội nghị.

Ngoài một hội thảo lớn tiếp xúc với các doanh nghiệp Nhật Bản để mời gọi đầu tư, một cuộc họp cấp bộ trưởng G-20 về tài chính và y tế mà Việt Nam cũng được làm khách, cuộc họp cấp cao MRC 3rd giữa Nhật Bản – các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 3 được tổ chức tại Tokyo, được tiến hành sau khi kết thúc hội nghị, hứa hẹn nhiều dự án “màu mỡ” được chính phủ Nhật Bản tài trợ nguồn vốn.

Báo chí trong nước thông báo rằng những thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản đã được ký kết giá trị hơn 10 tỷ USD. Không rõ chi tiết của các thỏa thuận hợp tác này là gì, với những đối tác nào? Song những “trải nhiệm thực tế” mà các doanh nghiệp Nhật Bản có được ở Việt Nam chắc không mấy tốt đẹp.

Một ví dụ “nhãn tiền”, cho tới nay, chính quyền thành Hồ vẫn chưa thanh toán xong khoản nợ hơn 100 triệu Mỹ Kim cho nhà thầu Nhật Bản thi công tuyến Metro số 1, dù bị đại sứ Nhật Bản nhiều lần nhắc nhở. Chiến lược địa chính trị khu vực trong thế kỷ 21 của Nhật Bản là hướng về Đông Nam Á, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, nhằm tạo ra những vành đai “tự do và thịnh vượng” ngăn cản tham vọng Trung Hoa, nhưng đối với doanh nghiệp, họ cần nhìn thấy một sự đảm bảo đồng vốn đầu tư và môi trường luật pháp minh bạch, thuận lợi ở nước sở tại.

Điều này rõ ràng vẫn còn là một tương lai xa vời ở Việt Nam. Dù nhà cầm quyền CSVN liên tục đưa ra những hứa hẹn tuân thủ các yêu cầu của các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia là thành viên như WTO, gần đây nhất là EVFTA, nhưng sử dụng “luật rừng” và vòi vĩnh tiền của nhà đầu tư nước ngoài vẫn là “thói quen” khó bỏ ở giới chức Việt Nam. Một doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo ra “tình huống thú vị” khác khi hỏi ông Nguyễn Xuân Phúc rằng “Các ông có gì mới hơn so với 5 năm trước mà giờ đây lại tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vào thời điểm này?”

Ngày 30 tháng Sáu, 2019, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đã chính thức ký kết hiệp định EVFTA. Sự kiện lịch sử này là kết quả của 9 năm dài nỗ lực vận động các cơ cấu thương mại và nghị viện của Liên Minh Châu Âu của Hà Nội. Dù vẫn còn vô số những bất đồng và khác biệt trong các yêu cầu về nhân quyền, môi trường, công đoàn và lợi ích của người lao động mà CSVN sẽ còn phải cố gắng đáp ứng các giá trị phổ quát của hiệp định… song EU vẫn đưa ra một cơ hội lớn cho Việt Nam.

Vai trò đặc biệt của Việt Nam trên bản đồ địa kinh tế chính trị vùng Đông Nam Á dường như đã được đánh giá cao hơn là thực trạng tồi tề về nhân quyền của quốc gia này. Bản hiệp định cũng thể hiện mong muốn của một Liên Âu muốn đưa những quốc gia “the worst abuser” nằm trong những vùng lãnh thổ có giá trị trong bản đồ địa chính trị kinh tế của họ dần phải tuân theo khuôn khổ quốc tế.

Báo chí trong nước những ngày qua dày đặc những bài phân tích “lợi ích khổng lồ” của Hiệp Định EVFTA mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được, đồng thời ca ngợi lên mây bước “đi tắt, đón đầu” giành lợi thế so với các nước trong khu vực sẽ khiến cho Việt Nam trở thành nơi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Rõ ràng, mục đích trước mắt mà Việt Nam đang mong đợi là nguồn tiền của các doanh nghiệp FDI và số lượng công ăn việc làm sẽ tăng lên. Những “lợi ích” khác ẩn phía sau là nguồn thu từ bán đất, BOT hải quan và hàng trăm loại thuế phí vặt được từ “đàn vịt” cũng sẽ xôm tụ hơn… Hà Nội kỳ vọng hiệp định EVFTA sẽ là câu thần chú “Vừng ơi, mở cửa ra”, đem lại lợi thế lớn cho nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” của mình.

Không biết các doanh nghiệp Việt làm ăn chân chính liệu có khả năng thực sự nắm bắt cơ hội này hay không nhưng trên thực tế tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam “bắt tay” nhau để hưởng lợi thuế quan ưu đãi là phổ biến. Doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ làm công việc lắp ráp cuối cùng, dán nhãn “made in Việt Nam” để lấy C/O.

Liệu EVFTA có phải là liều thuốc thần cho nền kinh tế Việt Nam hay không? Câu hỏi này cần có thời gian để trả lời. Nhưng có thể lấy một ví dụ để phân tích ảnh hưởng của EVFTA tới doanh nghiệp Việt.

Một trong những ngành hàng được mong đợi sẽ có nhiều lợi thế nhất từ Hiệp Định EVFTA là may mặc và da giày nhưng hầu hết đang phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Do đó, nếu không thay đổi cơ cấu nguồn nguyên liệu thì ngành may mặc cũng vẫn chịu mức thuế 12%. Có lẽ, vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tính đến việc thâu tóm toàn bộ các doanh nghiệp nội địa cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các ngành hàng này từ trước đó và sẽ mở rộng dây chuyền ngay tại Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực.

Không chỉ riêng gì may mặc, tình trạng chung này đối với nhiều doanh nghiệp Việt có thể thực sự là một khó khăn để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các lợi thế mà Hiệp Định EVFTA mang lại. Sẽ có nhiều “tình huống thú vị” đối với các doanh nghiệp “hồn Trương Ba, da hàng thịt” – “MAKE in Việt Nam” khi bị chỉ mặt gọi tên “the worst abuser of everybody”. Kẻ hưởng lợi lớn nhất cuối cùng vẫn là các doanh nghiệp Trung Quốc.

5 tháng Bảy, 2019

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.