Nông dân đang làm nô lệ trên mảnh ruộng toàn dân

Lúa chín, nông dân cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán cho các thương lái đi thu mua.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nông dân, giai cấp tiên tiến trong liên minh thần thánh công nông đang làm nô lệ trên mảnh ruộng của toàn dân, Giáo Sư Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân từng nói: “Nông dân đang ở đợ cho doanh nghiệp.”

Nông dân làm lúa từ khi sạ đến lúc thu hoạch thời gian khoảng 90-100 ngày, lúa mới sạ mong trời đừng mưa, phải phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng, loại ốc mà cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã đem về nuôi, để ngày nay nó tàn phá những nhánh mạ non của nông dân.

Đổ mồ hôi sôi nước mắt, bán mặt cho đất bán lưng cho trời: khi xịt thuốc, khi bón phân, cấy từng lỗ nhỏ, nhổ từng cây cỏ sót để hạt lúa giống trở thành bông lúa vàng tươi.

Lúa chín, cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán kiếm đồng lời nuôi sống gia đình.

Đồng lời bị Bộ Tài chính lén lút khống chế ở mức 30% so với giá thành, lời 30% nông dân phải ăn mắm húp giòi, thắt lưng buộc bụng mà sống, muốn nuôi con ăn học thành tài phải bán đất mà nuôi. Hãy đến ngân hàng nhìn vào sổ đỏ mà nông dân thế chấp, sẽ thấy sự tốt đẹp của cái thứ 30%.

Hằng năm, các ban ngành đoàn thể tổng kết hoạt động lúa gạo đều thành công rực rỡ vì đã tiêu thụ hết lúa của nông dân, mà không bao giờ nhắc rằng giá lúa đó rẻ như bèo.

Hằng năm, tiếng hoan hô thành tích xuất khẩu gạo đứng nhất, đứng nhì thế giới, che khuất tiếng khóc của nông dân: Giá bán gạo xuất khẩu luôn thấp nhất thế giới.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hầu hết là công ty nhà nước, với 2 Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc làm nòng cốt, được độc quyền mua lúa nông dân xay ra gạo và bán gạo xuất khẩu cho nước ngoài.

VFA ấn định mức lúa theo định hướng 30% của Bộ Tài chính, nhưng có những năm, muốn tham lời nhiều, ép giá lúa  nông dân xuống tận giá thành nông dân ráng chịu.

Nông dân bán lúa tại ruộng, VFA mua lúa tại kho: Thương lái lúa mua lúa của nông dân từ ruộng đem về nhà máy xay gạo bán cho thương lái gạo, thương lái gạo vô bao gạo rồi dán nhãn các công ty VFA chở xuống cảng, VFA xuống cảng giao gạo cho khách hàng nước ngoài lấy tiền.

VFA ký hợp đồng bán gạo thế nào là bí mật quốc gia, VFA lời bao nhiêu tiền 1kg gạo là bí mật quốc gia. Gạo là của VFA nông dân không được quyền bàn đến.

VFA bán gạo xuất khẩu bằng cách đi qua Philippines đấu thầu với giá sàn do Phi ấn định, ký hợp đồng xong phải nộp thuế nhập khẩu gạo 35%. Thiệt là khôn nhà dại chợ.

Dù có mức lời chết đói 30%, nhưng VFA muốn cho nông dân lời bao nhiêu thì cho, chính phủ sẽ ra văn bản bảo kê cho VFA xóa mức lời 30% để ép giá lúa nông dân xuống đến giá thành.

Nông dân làm lúa chén cơm chan lẫn mồ hôi, bị đổ thừa lời 30% không giàu là do không biết giảm giá thành sản xuất.

VFA không hề động cái móng tay, gạo dâng tận miệng, nhưng huy chương năm nào cũng có do tiền lời tỷ tỷ, nên được khen kinh doanh giỏi lời nhiều.

Không ai nghĩ rằng tiền lời đó do bóp cổ nông dân mà có, huy chương của VFA do độc quyền mà có, huy chương đó làm bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của nông dân.

Cùng chia trong lợi nhuận lúa gạo: Nông dân lời 30%, VFA lấy lời tùy ý.

VFA là địa chủ, là cường hào loại mới.

VFA không cấy lúa trên lưng nông dân, VFA ngồi trên đầu nông dân, ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.

Hoàng Kim

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.