Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù đã loại được ông Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12 để giành ghế Tổng Bí Thư và giữ cho phe đảng tồn tại thêm 5 năm nữa từ 2016 đến 2021, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thực sự không an tâm.

Thứ nhất, trong hơn 9 năm làm Thủ Tướng và gần 10 năm giữ trách vụ Phó Thủ tướng dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một ảnh hưởng chính trị rất lớn trong bộ máy chính phủ lẫn ở trong các doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi vượt lên trên ảnh hưởng của Tổng bí thư.

Thứ hai, tuy đã rời khỏi vị trí quyền lực, ông Dũng đã để lại một dàn nhân sự đàn em chịu ơn về sự cất nhắc vào các trách vụ béo bở, và nhất là cùng chia nhau lợi ích ở trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Thành phần này sẽ tìm mọi cách chống lại những áp lực của phe đảng, nhất là những thay đổi của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để củng cố và tạo thành thế lực ngầm cho ông Dũng.

Thứ ba, trong gần 95 tỷ Mỹ Kim đầu tư của ngoại quốc rót vào Việt Nam dưới thời ông Dũng làm Thủ Tướng, chắc chắn có vài chục tỷ Mỹ Kim đã chạy vào túi riêng của những đàn em, và chính những người này đã tạo thành một phe phục vụ cho ông Dũng một cách trung thành mà ông Trọng năm 2012 gọi nó là “lợi ích nhóm”. Với những số tiền có được, phe nhóm ông Dũng dư sức khuynh loát giới truyền thông để tạo ra những lùng bùng nội bộ.

Thứ tư, khác với những nhân vật lãnh đạo cao cấp khác, gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng có một vị trí đặc biệt. Người con gái lớn của ông Dũng nắm giữ một công ty tài chánh lớn và lại thành hôn với một doanh nhân làm ăn thành công, có quốc tịch Mỹ, nên nếu gia đình có bị nạn vẫn có thể thoát sang Hoa Kỳ. Không những thế, ông Dũng còn có người con trai đang là Ủy viên trung ương kiêm Bí thư Tỉnh Kiên Giang, nơi mà gia tộc của ông Dũng xây dựng bao đời. Muốn đụng đến ông Dũng, ông Trọng không thể làm ngơ vị trí của Nguyễn Thanh Nghị đang là Bí thư Kiên Giang.

PNG - 85.7 kb
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, nhiều phần sẽ là người kế nhiệm khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu. Ảnh: infonet.vn

Với thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng như vậy, quả thật, đó là mối đe dọa cho phe đảng. Bởi vì ông Trọng năm nay đã cao tuổi (73 tuổi), không còn sức lực để đi hết 5 năm. Nếu ông Trọng nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ, người kế nhiệm nhiều phần là Đinh Thế Huynh – đang là Thường trực Ban bí thư – lên thay thế. Tuy nhiên, tư thế chính trị của ông Đinh Thế Huynh quá yếu sẽ không đủ sức đương đầu với phe Nguyễn Tấn Dũng.

Qua một số động thái của ông Nguyễn Phú Trọng trong vài tháng qua, người ta thấy là ông Trọng đang dùng chước “đả thảo kinh xà”, có nghĩa là “đánh cỏ động rắn” – tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện, nhằm gây rối loạn đàn em ông Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang cho báo chí lề đảng phanh phui bốn vụ án: Vụ ai đứng đàng sau che chở cho Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển về làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang sau khi làm thất thoát 3.200 tỷ đồng ở PVC. Vụ cất nhắc Vũ Quang Hải lên làm Phó Tổng Giám Đốc công ty Sabeco có đúng quy trình hay do chỉ thị của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng – bố ruột của Vũ Quang Hải. Vụ khai thác mỏ vonfram tại Núi Pháo do công ty Masan của đại gia Nguyễn Đăng Quang phụ trách có đúng quy trình hay được bao che bởi gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Vụ Tổng công ty Mobifone mua lại 95% cổ phần công ty AVG với giá 8.900 tỷ đồng trong khi giá trị thực của AVG chỉ khoảng 1.800 tỷ đồng. Vụ mua bán này là do công ty Bản Việt của con gái ông Nguyễn Tấn Dũng làm môi giới.

Đương nhiên sẽ còn một số vụ án mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể cho phanh phui tiếp để tạo rối loạn trong nội bộ phe ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ít ra qua 4 vụ án đang được điều tra hiện nay cho thấy hai điều.

Một là ông Trọng cho đánh thẳng vào Bộ Công Thương, nơi được coi là có quan hệ mật thiết với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Bộ Công Thương là nơi quản lý nhiều Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty có số vốn đầu tư lớn nhất, và cũng là nơi “làm thất thoát” tiền của dân nhiều nhất so với các Bộ hay những doanh nghiệp nhà nước khác. Hơn thế nữa, Bộ Công Thương cũng là nơi mà khối nhân sự đàn em ở trong phe ông Dũng đông nhất.

JPEG - 80.1 kb
Bộ Công Thương là nơi được coi là có quan hệ mật thiết với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Internet

Hai là ông Trọng bắt đầu cho điều tra về những liên hệ làm ăn, môi giới của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Dũng, với những doanh nghiệp nhà nước hay những dự án cấp quốc gia. Mục tiêu điều tra không nhằm xách nhiễu bà Phượng, mà là tìm ra những lý cớ hầu dẫn đến quyết định không cho công ty tài chánh Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng làm ăn với doanh nghiệp nhà nước nữa.

Nếu làm được điều này, ông Trọng và phe đảng mới hy vọng chiếm thế thượng phong trong kế sách “đả thảo kinh xà”. Nhưng ông Dũng tuy đã về hưu, sẽ không im lặng đứng nhìn đàn em của mình bị tấn công, rối loạn. Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ cứu đàn em của mình bằng chước gì?

Tóm lại, thế trận mà ông Nguyễn Phú Trọng đang bày ra dưới danh nghĩa “làm trong sạch đảng”, thực chất chỉ là chiêu bài mà các phe lợi dụng để tấn công nhau. Làm sao có thể trong sạch đảng khi đảng chính là phương tiện kiếm sống của những nhóm quyền lực.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.