Ông Nguyễn Xuân Phúc lại làm dáng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi ghế thủ tướng gần hết nửa nhiệm kỳ nhưng chưa làm được gì nổi bật trong vai trò của người đứng đầu chính phủ, giữa một mớ hỗn độn do người tiền nhiệm để lại. Đã vậy, cũng như hầu hết những lãnh đạo cộng sản chóp bu khác, ông Phúc lại mắc chứng bệnh thường thấy là hay ăn nói linh tinh.

Suốt một thời gian dài, đi đến địa phương nào ông Phúc cũng chỉ đạo cấp dưới biến nơi ấy thành “đầu tàu kinh tế” hay thủ phủ đứng đầu thế giới, khiến ai cũng phì cười. Người ta có thể kể ra vài chục câu nói của thủ tướng Việt Nam mà sự ngớ ngẩn không thua kém bất cứ vai hề nào trên sân khấu hài kịch.

Có lẽ vì muốn thúc đẩy bọn cán bộ địa phương bớt ù lì trông chờ vào trung ương cứ nay xin cấp gạo chống đói, mai lại xin tiền hỗ trợ xây tượng đài nên ông Phúc cố “thổi” để cho các địa phương bay bổng đôi ba phút khi gặp nhau. Thế thôi!

Bởi một đất nước đang mắc nợ ngập đầu mà kéo nhiều đầu tàu quá, thì con tàu chỉ… lao xuống hố. Sự phát biểu linh tinh của thủ tướng Việt Nam không dừng lại ở những đầu tàu mà ông Phúc còn muốn tiến xa hơn, biến Hà Nội thành Paris, một kinh đô Ánh Sáng vùng Đông Nam Á. Sự hoang tưởng này lập tức được bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân vuốt đuôi, kêu gọi xây dựng Thành Hồ trở thành một Singapore thu nhỏ hay Thành phố thông minh.

Thật là một cơ hội tốt khi ngày 13 Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dịp đăng đàn tại Hội nghị mang tên Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (World Economic Forum on ASEAN). Tại đây ông Phúc đọc một bài diễn văn khoa trương thành tích tưởng tượng của hơn 30 năm đổi mới, tự hào “trở thành công xưởng thế giới” nhưng đồng thời cũng thừa nhận doanh nghiệp Việt Nam “mới tham gia được vào khâu giản đơn lắp ráp sản phẩm”. Nổ một cách vô tội vạ nên báo chí quốc doanh vẫn vui vẻ mô tả “thủ tướng nhận được nhiều tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt.”

Đặc biệt hơn hết, ông Phúc tuyên bố một cách rất tự tin hai điều mà khi nghe xong không ai hiểu thủ tướng muốn nói gì: “Việt Nam không muốn là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu.

Xét theo lẽ thông thường, khi mình thuộc loại giỏi nhất trên đời thì mới tìm chơi những người giỏi nhất, còn nếu không thì chỉ đi làm cu ly hay trợ lý cho đám nhà giàu để kiếm ăn. Cho tới nay thực tế chứng minh điều này có vẻ thích hợp với Việt Nam hơn mặc dù lãnh đạo cộng sản đang hô hào cả nước tiến vào cách mạng 4.0.

Làm cu ly là giỏi nhất nên thời gian qua chính phủ Việt Nam liên tục nâng cao “tư duy xuất khẩu lao động”, chẳng những đưa nam nữ lao động chân tay đi làm công nhân, ô-sin tận các xứ Ả Rập xa xôi mà ngay cả bậc cử nhân, thạc sĩ cũng xếp hàng chờ một chân lao động nước ngoài. Thất bại của một nền giáo dục đem con người ra làm vật thí nghiệm cho bệnh thành tích đã biến giáo dục là ngành bị phê phán nặng nề nhất hiện nay.

Thế nhưng trong Diễn đàn ASEAN 2018, ông Phúc vẫn huênh hoang đòi sánh vai với những người giỏi nhất thế giới để “ươm mầm” cho Việt Nam thành “ông lớn toàn cầu”. Nghe ra toàn là những lời lẽ đao to búa lớn để tự ru ngủ trong khi đang cố gắng rút chân ra khỏi những nan đề kinh tế của một quốc gia chậm phát triển nhưng nạn tham nhũng hoành hành ngay trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất.

Khả năng vươn lên của đất nước trong tay những người cộng sản ngu dốt thật xa vời và đẩy nhanh đời sống dân chúng xuống hố cách biệt giàu nghèo giữa một bên là giai cấp cán bộ đảng, một bên là giai cấp bần cùng.

Rõ ràng đây là thứ tư duy tạp nhạp của một tay thủ tướng quá ấu trĩ do cơ may thời thế đưa lên chiếc ghế lãnh đạo đất nước nhờ đảng độc quyền. Nó toát lên một kiếp đời làm nô lệ ngoại bang và sống nhờ từ tiền đi vay của những nước lớn.

Thật ra đây cũng là tư duy thật sự của ông Phúc và tầng lớp lãnh đạo CSVN đang ngồi lỳ trong vị trí cầm quyền độc tôn. Vì sau gần 40 năm gọi là đổi mới nếu không nhờ đồng tiền của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Quốc và các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu nuôi nấng, giúp đỡ thì làm sao họ ngóc đầu lên được như ngày nay. Thế nhưng do chỉ biết tiêu xài hoang phí, coi tiền thiên hạ như tiền chùa nên tha hồ bốc hốt bỏ túi riêng, biến đất nước thành một núi nợ chưa biết bao giờ trả hết.

Nhưng cũng chính tư duy không muốn làm người giỏi nhất nên cứ làm ăn lè phè, lấy tham nhũng làm chủ trương lớn để sống và làm giàu. Nên bao năm qua, Việt Nam được tài trợ hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi hàng trăm tỷ đô-la mà hầu như không phát triển hay cất cánh lên nổi. Rốt cuộc Việt Nam được thế giới đánh giá và xếp loại một cách mỉa mai: quốc gia không chịu phát triển!

Do đó, hai phát biểu của ông Phúc, theo thực tế mà luận thì đó là do số mệnh của Việt Nam nằm trong tay quá lâu của bọn bất tài vô tướng, chỉ muốn dựa vào những nước giàu để moi tiền và làm tay sai cho Trung Cộng để sống còn.

Muốn thoát khỏi số mệnh đó, Việt Nam chỉ có con đường duy nhất là giải trừ đảng cộng sản càng sớm càng tốt.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.