Ông Tổng Tịch chưa chết, giá xăng đã lên tới trời

Giá xăng lại tăng, áp lực lên hầu bao người dân ngày càng lớn hơn mức có thể chịu đựng. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dư luận xã hội Việt Nam mấy ngày vừa qua trải qua một trạng thái háo hức một cách kỳ lạ. Mạng xã hội tràn ngập những tin đồn đoán và các nhà báo có trí tưởng tượng phong phú thái quá đã nghĩ ngay ra những âm mưu, kịch bản ghê gớm đằng sau vụ “phải gió” của ông Tổng Tịch Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Kiên Giang vừa qua.

Không khí chờ đợi, hồi hộp, hân hoan, xì xầm to nhỏ khắp nơi hang cùng ngõ hẻm cứ như thể sắp được chứng kiến cái “hạnh phúc của một tang gia” to lớn cấp quốc gia. Quan chức Ba Đình thì nháo nhào như ong vỡ tổ, thi nhau bay vào bệnh viện Chợ Rẫy, túc trực 24/24 sát bên “người dẫn đường vĩ đại” – một nickname mới của ông Trọng được Bùi Thanh Hiếu nguoibuongio đặt tên theo cách mà người Đức gọi Hitler – để tỏ lòng trung thành với ông Tổng Tịch. Nói thì bảo độc miệng, ngộ nhỡ ông Tổng Tịch mà đột tử khi chưa kịp bàn giao một lúc hai cái “ghế”, thì ắt là có chuyện lớn “đầu rơi, máu chảy” không chừng. May quá, ơn Giời, ông vẫn chưa chết.

Nhưng mà ông không chết, hóa ra lại làm cho nhiều người thất vọng lắm.

Dân chúng hẫng hụt vì không được xem quốc tang. Quan chức đang trong diện làm “củi đốt lò” hay vừa mới “xuống tiền” thì lên cơn đau tim vì mừng hụt hoặc sợ mất cả chì lẫn chài. Nhưng có lẽ, người dân mới cảm nhận được sự “hẫng hụt” rõ đến thế nào khi mà ngay sau đó, giá xăng đã tăng thêm 1.202 đồng/lít. Vậy là trong chưa tới nửa tháng, mà xăng đã tăng hơn 2.000 đồng/lít qua hai lần tăng giá “nhẹ”. Giá xăng A95 đã là hơn 21.000 đồng/lít và xăng E5 cũng gần chạm 20.000 đồng/lít.

Điện thì vừa tăng giá từ đầu tháng 4/2019 tới 8% .Trước nay, mỗi dịp quốc tang hay chiến thắng bóng đá, nhà nước lại tăng thêm giá điện, giá xăng cứ như thể “hòa chung niềm hạnh phúc của dân tộc”, để cho mọi người dân vì “yêu nước” mà không thấy bất bình những thuế phí mỗi ngày một “cao, cao mãi”. Lần này, không có quốc tang, mà xăng tăng, điện tăng đến trời khiến cho cái dạ dày của người dân vốn đã lép dẹp, nay càng “hẫng hụt” thảm hại hơn.

Một nghiên cứu cho thấy, trung bình, người lao động phải chi trả đến 15% – 20% thu nhập cho chi phí xăng xe, thuế phí cầu đường, vé phạt giao thông, phí mãi lộ bởi BOT và công an giao thông… Một con số quá khủng khiếp. Giá xăng ở Mỹ trung bình chỉ khoảng 14.000 đồng/lít theo tỷ giá hiện thời trong khi thu nhập bình quân của người Mỹ khoảng 40 ngàn USD/người. Còn ở Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ khoảng hơn 2000 USD – mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á – nhưng “ơn Đảng, ơn chính phủ” mà người lao động phải mua xăng với giá gần gấp đôi xăng ở Mỹ.

Một ví dụ nho nhỏ để thấy “thành tựu vĩ đại” của cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vi diệu đến như thế nào trong việc bần cùng hóa người dân lao động bằng cách vắt cùng kiệt những đồng tiền từ thu nhập ít ỏi mà người lao động đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt trong những công xưởng tồi tệ về điều kiện lao động hàng ngày. Những hệ thống, qui định thuế phí gián thu chồng chất, đánh vào các nhu yếu phẩm như xăng dầu, điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công như y tế, giáo dục… mà nhà nước cộng sản đang áp dụng là một cỗ máy “vặt lông vịt” tinh vi và bất nhân nhất.

Người dân lao động chỉ thấy rằng, dù có chắt bóp đến thế nào đi nữa thì cuối tháng vẫn phải ăn cơm chan canh suông, vẫn phải đi vay nợ từng bữa và những hộp sữa cho con đã trở thành ám ảnh đối với nhiều đôi vợ chồng công nhân trẻ. Người lao động không bao giờ hỏi tại sao họ phải trả tiền xăng gấp đôi ở Mỹ, trả 6.000 đồng tiền bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng chạy xe và phải thở một bầu không khí độc hại có thể giết chết họ bởi bệnh ung thư phổi khi họ chưa kịp sống đến tuổi trung niên. Trong khi đó, những “quan phụ mẫu cộng sản” với khuôn mặt bự mỡ luôn miệng nói rằng “tăng giá xăng vì quan tâm sức khỏe người dân” như lời ông phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải từng nói. Đúng là lời lẽ của bọn vô lương, táng tận lương tâm.

Trước thời điểm ông Tổng Tịch xuống thăm xứ Hà Tiên (tên cũ của vùng đất bao gồm cả Kiên Giang, Phú Quốc, An Giang, Cà Mau… bây giờ, do Mạc Cửu chiếm của vua Miên, khi đó được coi như một vùng đất tự trị giàu có, hùng mạnh) của bố con “người tử tế”, tòa án quốc tế PCA đã ra phán quyết cuối cùng về vụ án Trịnh Vĩnh Bình với phần thắng thuộc về nguyên đơn.

Theo đó, nhà nước CSVN sẽ phải trả 37,5 triệu USD tiền bồi thường cho Trịnh Vĩnh Bình và án phí. Số tiền này, đối với một cá nhân thì thật là lớn nhưng với một quốc gia “có” dự trữ ngoại hối hơn 64 tỷ USD thì chẳng đáng là bao? Nếu như dự trữ ngoại hối “dồi dào” như vậy, thì chẳng để đến nỗi khoản nợ tiền nhà thầu Nhật Bản ở tuyến Metro số 1 trọng điểm của thành Hồ có hơn 100 triệu USD từ năm 2018 mãi không thu xếp nổi, khiến cho phía đại sứ Nhật Bản đã nhiều lần hối thúc và tạm dừng thi công cho tới giờ.

Tiếp tới đây, được biết Elliot Advisers LP sẽ tiếp tục kiện CSVN về khoản tiền vay bảo lãnh chính phủ cho tập đoàn tầu thủy Vinashin 600 triệu USD, trong đó có khoản 60 triệu USD đáo hạn mà không trả. CSVN tính “xù” khoản tiền này khi thoái thác vòng vo kiểu “chí phèo”. Nhưng Elliot Advisers LP được giới tài chính thế giới gọi là “con thú điện tử sừng mềm” chẳng phải là đối tượng để CSVN xoa đầu dễ dàng. Là công ty tài chính chuyên mua nợ những quốc gia, tập đoàn đa quốc gia chuẩn bị vỡ nợ và suy yếu, Elliot Advisers LP có đầy đủ ngón nghề để CSVN phải “móc họng” trả đủ. Mà những khoản nợ này đã chi tiêu như thế nào thì chỉ có anh Ba và “nội các” nhiệm kỳ trước rõ. Bây giờ, liệu thu hồi tài sản các tham quan ở Vinashin có trả nổi khoản tiền sẽ phải trả cho Elliot Advisers LP? Từ thời điểm vụ án Trịnh Vĩnh Bình, nhà nước CSVN sẽ phải liên tục hầu kiện những vụ tương tự như vậy. Điều này, chẳng dễ chịu chút nào.

Nhưng không sao, mọi chuyện đã có Đảng và nhà nước lo, những “đỉnh cao trí tuệ của muôn loài” cộng sản sẽ nhanh chóng nghĩ ra thêm nhiều thứ thuế phí mới, những lý do hết sức “do dân, vì dân” để tăng giá xăng, điện, nước, viện phí, BOT, VAT… bù đắp những khoản tiền vay khổng lồ mà các tham quan đã lỡ tiêu mất.

Rõ ràng, sẽ chẳng phải đợi bóng đá hay quốc tang, giá cả mọi thứ sẽ tăng chóng mặt trong thời gian tới, người dân phải “chia xẻ khó khăn với chính phủ” để những “hồng phúc của dân tộc” tiếp tục công cuộc “ăn không từ một thứ gì của dân”.

Chẳng phải là Geoger Orwell nói rằng “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con khác bình đẳng hơn” hay sao? Đúng là đảng vinh quang bốn lần muôn năm.

18/4/2019

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.