Phá rừng làm thủy điện: ác mộng tại Tây Bắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hà Giang chìm trong biển lũ trong tuần lễ giữa tháng 6 vừa qua. Do nước từ đầu nguồn đổ về, cộng với việc các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ nên người dân địa phương bị bất ngờ, không kịp trở tay. Chỉ trong vài ngày lũ, ước tính sơ bộ có tới 24 người chết, nhà cửa và nhiều tài sản có giá trị cuốn trôi theo dòng nước. Đồng thời, diện tích hoa màu bị mất trắng lên đến hàng trăm ha và nhiều tuyến đê kè bị sạt lở nghiêm trọng.

Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất là chuyện không mới ở Tây Bắc khi mùa mưa về. Tuy nhiên nếu như trước đây lũ từ thượng nguồn chảy về hạ lưu phải mất hàng chục giờ, thì trong 2 năm gần đây con số đó chỉ mất khoảng vài giờ, kéo theo đó là những thảm họa liên tục diễn ra. Theo các nhà khoa học, thiệt hại nặng nề đó là hệ quả của việc nhà cầm quyền Việt Nam tàn phá rừng đầu nguồn để xây dựng các nhà máy thủy điện.

Thực tế cho thấy, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang bị tàn phá dữ dội. CSVN sử dụng cụm từ mỹ miều “chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên” thay cho việc phá rừng để làm các công trình thủy điện. Trong quá trình xin đầu tư dự án thủy điện, các nhà đầu tư luôn trình bày phương án trồng bù diện tích rừng bị phá, nhưng báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 cho thấy, chỉ có 3,7% diện tích rừng đã bị mất được các nhà đầu tư trồng bù. Những cuộc phá rừng này là nguyên nhân chính khiến đường đi của nước lũ trở nên hung hãn hơn.

Theo tính toán, chính các nhà đầu tư được hưởng lợi từ thủy điện chứ không phải là người dân. Thực tế, việc khai thác gỗ từ diện tích rừng làm thủy điện là nguồn lợi kếch xù và nhanh nhất mà các nhà đầu tư thủy điện nhỏ hướng đến. Đó là nguyên nhân các nhà máy thủy điện nhỏ được quy hoạch và xây dựng một cách ồ ạt suốt thời gian qua.

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 46 dự án thủy điện. Một số dòng sông như sông Miện, sông Nho Quế, sông Lô, sông Chảy phải gánh từ 3-6 nhà máy. Dù chỉ là một phụ lưu của sông Lô, nhưng sông Miện hiện có tới 6 thủy điện là: Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Thái An, Sông Miện (Bát Đại Sơn), Sông Miện 6, và Thuận Hòa.

Tuy nhiên, do thi công không đảm bảo kỹ thuật, nhiều công trình thủy điện nhỏ rất mong manh trước những cơn mưa lớn tại đầu nguồn. Bên cạnh đó, thiết kế của thủy điện nhỏ không có lòng hồ nên nó không có tác dụng cắt lũ. Lúc này, lòng sông bị thắt thành khúc như túi nước trên cao đe dọa nguy hiểm người dân vùng hạ lưu. Thực tế, hầu như năm nào cũng có những đợt xả lũ của các nhà máy thủy điện làm hư hại nhà cửa, cây trồng và cướp đi cả tính mạng con người.

Mưa lớn thì sẽ xảy ra lũ, nhưng chắc chắn mức độ sẽ giảm nếu còn những cánh rừng nguyên sinh giúp giữ nước, giữ đất làm chậm tốc độ nước chảy xuống hạ du. Mất rừng, hệ lụy tất yếu là làm thay đổi môi trường, khiến những cơn lũ ống, lũ quét, bão, lốc, sạt lở đất ngày càng trở nên hung bạo, khốc liệt. Số người chết, mất tích vì lũ cũng từ đấy mà tăng dần. Chỉ tính từ đầu mùa mưa lũ năm 2017 đến nay, tại các tỉnh Tây Bắc đã có trên 70 người chết và mất tích,  hơn 4.000 ngôi nhà bị sập, hơn 13.000 hộ dân đang sinh sống tại những nơi không đủ an toàn… Thiệt hại ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng (tương đương với 218 triệu Mỹ Kim).

Tại Hội nghị toàn quốc về “Phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo”, ngày 28/7/2017, Vụ Năng lượng Tái tạo – Tổng cục Năng lượng CSVN, cho biết sẽ tiếp tục “ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các dự án đa mục tiêu. Đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 17.000 MW hiện nay lên 21.600 MW năm 2020, 24.600 MW năm 2025”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sinh quyển, để tạo ra 1 MW điện, phải chặt ít nhất 10-30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng từ 1.000 – 2.000 ha đất rừng.

Như vậy, rừng đầu nguồn tại Việt Nam sẽ tiếp tục bị phá tan hoang thêm một khoảng lớn để làm thủy điện, môi sinh tiếp tục bị hủy hoại và cuộc sống người dân ở những khu vực triển khai dự án sẽ tiếp tục long đong. Và đến bây giờ, cái giá của chúng đã hiển hiện ngay trước mắt bằng mạng người chết, bằng nhà cửa đổ nát và hoa màu mất mát… Trong khi đó, lợi nhuận từ rừng thì liên tục chảy vào túi đại gia và quan tham.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.