Pháp quyền còn lâu!

Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước Việt Nam. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước, có phải là người kiến tạo nhà nước pháp quyền ở Việt Nam?

Sau khi ông Tô Lâm giành được ghế chủ tịch nước và cài được đàn em vào ghế lãnh đạo Bộ Công An thay mình, cuộc thanh trừng trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Việt Nam vẫn chưa dừng lại.

Cuộc thanh trừng vẫn tiếp diễn

Trong diễn biến mới nhất, hôm 21 Tháng Sáu, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa 13; trước đó, ông cũng đã thôi chức bí thư Thành Ủy Hà Nội.

Ông Dũng được coi là “cái bóng” của ông Vương Đình Huệ, cựu chủ tịch Quốc Hội vừa được hạ cánh an toàn; là người tiếp bước ông Huệ ở chức vụ bộ trưởng Bộ Tài Chính rồi sau đó thay ông Huệ ở chức bí thư Thành Ủy Hà Nội. Việc triệt hạ ông Dũng vì những sai phạm của ông này trong thời gian lãnh đạo ngành tài chính được giới quan sát cho là đòn nhổ cỏ tận gốc của phe nhóm ông Tô Lâm đối với tàn dư của phe ông Huệ.

Cũng trong cuộc đấu đá quyết liệt, Bộ Chính Trị đã quyết định cách tất cả chức vụ trong đảng của ông Nguyễn Văn Yên, phó trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, người lãnh đạo cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của đảng. Ông Yên bị kỷ luật vì bản thân ông ta có nhiều vi phạm, nhưng vụ ngã ngựa của Yên còn được coi là đòn dằn mặt mà nhóm ông Tô Lâm muốn gửi tới sếp của ông Yên là ông Phan Đình Trạc, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương. Thông điệp của nhóm ông Tô Lâm có thể là ông Trạc hãy cẩn thận với lưỡi gươm “trách nhiệm người đứng đầu” đang treo lơ lửng trên đầu ông ta sau khi ông Yên bị thất sủng.

Vừa có tin rộ lên trên các mạng xã hội rằng “khúc củi gộc” tiếp theo bị ông Tô Lâm quăng vô lò có thể là ông Trần Cẩm Tú, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương, hung thần của giới cán bộ đảng viên cao cấp trong guồng máy cai trị.

Ông Tú đi lên từ chân giám đốc nông trường ở Hương Sơn, Nghệ An, và là sát thủ số 1 trong phe Nghệ An của ông Vương Đình Huệ. Để giám sát động tĩnh của ông Tú, ông Tô Lâm đã dày công sắp xếp để em vợ của ông Lâm là ông Vũ Hồng Văn, thượng tướng công an, đầu quân về Ban Kiểm Tra Trung Ương làm phó cho ông Tú một thời gian dài. Bây giờ là lúc ông Lâm phải triệt ông Tú để chặt vây cánh của ông Huệ và mở đường cho em vợ lên ghế trưởng ban, ủy viên Bộ Chính Trị.

Trong Bộ Chính Trị khóa 13, ông Đinh Tiến Dũng là ủy viên thứ bảy bị mất chức. Nếu mai này, cả ông Phan Đình Trạc, ông Trần Cẩm Tú cũng bị buộc thôi chức thì sẽ có một nửa cơ quan lãnh đạo chóp bu này (9/18 ủy viên) bị đuổi việc chỉ sau nửa nhiệm kỳ. Không còn ông Dũng, ông Trạc và ông Tú trong Bộ Chính Trị, ông Phạm Minh Chính đã yên vị với ghế thủ tướng thì ông Tô Lâm có thể yên tâm bước lên “ngai vàng” tổng bí thư mà không ngại đối thủ cạnh tranh nào nữa.

Cái đích cuối cùng mà ông Tô Lâm nhắm tới là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, “nhất thể hóa” cơ chế lãnh đạo và tập trung quyền lực về một mối như tấm gương ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. Chưa bao giờ ông Tô Lâm tiến gần tới mục tiêu bằng lúc này. Sự kiện ông Tô Lâm – chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư – chủ trì nghi thức đón tiếp ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, sáng 20 Tháng Sáu tại Hà Nội dù ông Trọng mới là người mời ông Putin và là người chủ trì lễ đón các ông Joe Biden – tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình, năm ngoái, càng xác tín vị thế số 1 của ông Tô Lâm hiện nay.

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa – chỉ mị dân

Có nhà phân tích cho rằng, nếu ông Tô Lâm thực hiện “nhất thể hóa,” tập trung quyền lực vào tay mình như ông Tập Cận Bình hiện nay, hoặc ông Lê Duẩn, tổng bí thư, trước kia, thì đó là điều tốt cho Việt Nam, chấm dứt cuộc tranh chấp quyền lực dai dẳng giữa các phe nhóm địa phương, giữa đảng và nhà nước. “Nhứt trụ” thay cho “tứ trụ” cũng là điều kiện căn bản để Việt Nam thực hiện chế độ “nhà nước pháp quyền” trong đó việc điều hành quốc gia phải dựa trên pháp luật, do nhà nước thống nhất quản lý và đảng chỉ giữ vai trò lãnh đạo thông qua đường lối chính sách.

Công cuộc chống tham nhũng “không có vùng cấm,” theo nhận xét của một số người, đã chứng tỏ dưới sự điều hành khi ông Tô Lâm là bộ trưởng Công An thì không ai đứng trên pháp luật, cho dù là ủy viên Bộ Chính Trị hay nguyên thủ quốc gia. Từ đó người ta kỳ vọng ông Tô Lâm sẽ tái lập tinh thần “thượng tôn pháp luật” vốn đang vắng mặt trong xã hội Việt Nam.

Ông Tô Lâm cũng gây cho người ta ý nghĩ rằng, ông ta sẽ thúc đẩy pháp quyền, hạn chế tình trạng tùy tiện trong công tác xét xử và thi hành luật pháp. Làm việc với Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và hệ thống tòa án nhân dân cả nước hôm 14 Tháng Sáu, “Chủ tịch nước [Tô Lâm] yêu cầu phải tập trung xây dựng nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, pháp quyền, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” theo tường thuật của Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tôi nghĩ ông Tô Lâm chỉ mị dân mà không bao giờ thực tâm muốn xây dựng nhà nước pháp quyền dù có thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa.

Hồi cuối Tháng Năm, nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) có đăng một bài ngắn trên Facebook cá nhân, “Những suy nghĩ không rời rạc,” bài viết mà có người nhận xét là giọt nước làm tràn ly khiến ông bị bắt giam ngày 1 Tháng Sáu với cáo buộc “lợi dụng tự do dân chủ…” theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự. Trong bài, ông Huy Đức viết “Tinh thần pháp quyền đã chết,” trong đó ông dẫn lời “một vị tướng lão thành từng giữ một vị trí đầy quyền lực trong ngành công an” cho rằng, “nếu như tinh thần xây dựng một nhà nước pháp quyền từng thắng thế trong thập niên 2000s thì nay, tinh thần đó đã bị bóp chết.” Ông Huy Đức nhận định: “Những nỗ lực này [xây dựng nhà nước pháp quyền] đã kết thúc từ 2006 và những gì ta đang chứng kiến cho thấy, hồn ma ‘pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền’ đang dần hiện về.” Nhưng ông Huy Đức vẫn hy vọng “Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc Bộ Công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành.”

Ông Huy Đức đã rất dũng cảm khi báo động “tinh thần pháp quyền đã chết” và tỏ ý luyến tiếc thập niên 2000 khi tinh thần này “thắng thế” nhưng theo chúng tôi, tinh thần pháp quyền chưa bao giờ tồn tại ở Việt Nam, không nên luyến tiếc cái mà chúng ta chưa từng có.

Bản chất của nhà nước pháp quyền là quyền lực thuộc về nhân dân; nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; bản chất và nguyên tắc đó mâu thuẫn sâu sắc với chế độ đảng trị, trong đó một nhóm người (đảng CSVN) tự đặt mình lên trên pháp luật nên Việt Nam sẽ không bao giờ có nhà nước pháp quyền thật sự. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi hạn chế quyền lực của đảng, đảng chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép và đương nhiên đó là điều mà đảng Cộng Sản không bao giờ chấp nhận cho dù ai làm tổng bí thư.

Trong cơ chế “tứ trụ” lãnh đạo có vẻ như quyền lực được chia sẻ và giám sát nhưng thực tế không phải như vậy; quyền lãnh đạo tối cao vẫn chỉ thuộc về một thế lực duy nhất là đảng Cộng Sản. “Tứ trụ” hay “nhứt trụ” thì mọi hoạt động của nhà nước và xã hội đều do đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam có lúc nhà nước có vẻ lấn át uy quyền của đảng, giúp kinh tế phát triển mạnh nhưng làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng và kéo đất nước rời xa chủ nghĩa cộng sản.

Lo sợ mất vị thế độc tôn, đảng Cộng Sản đã lập tức chấn chỉnh guồng máy, trừng phạt các quan chức “kỹ trị” thông qua các chiến dịch chống tham nhũng, “đả hổ diệt ruồi” để thâu tóm và củng cố quyền lực của đảng như thời trước đổi mới kinh tế. Ở Trung Quốc đã vậy mà Việt Nam cũng vậy. Bản chất đảng trị, toàn trị của chế độ chưa bao giờ thay đổi mà chỉ càng ngày càng độc đoán và phản động.

Ông Tô Lâm đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực tuyệt đối và nếu ông ta sử dụng quyền lực đó phục vụ tham vọng của cá nhân và phe nhóm thì đó là dấu chấm hết của giấc mơ xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tô Lâm sẽ thay đổi, đảng CSVN sẽ thay đổi để kiến tạo một đất nước thượng tôn pháp luật dù ông ta có nói hươu nói vượn về nhà nước pháp quyền.

Theo các nguồn tin chưa kiểm chứng, ông Tô Lâm sẽ viếng thăm Hoa Kỳ vào giữa Tháng Bảy tới. Một cuộc vận động chính quyền Mỹ gây áp lực buộc tân chủ tịch nước Việt Nam hành xử theo pháp luật mà họ đề ra, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, sử dụng quyền lực mà ông ta mới thủ đắc vào công cuộc kiến thiết quốc gia thay vì đấu đá phe nhóm, có thể là một hoạt động cần thiết.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. Ảnh: AFP

Cập nhật thông tin về Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Thầy đi khất thực (chứ không nhận mang cơm đến) và ngồi trò chuyện (hay cũng có thể gọi là pháp thoại) với dân, để dân đánh lễ, vừa là pháp tu, vừa là tuân theo sự đời, không thể trốn tránh ẩn tu được. Và cách tu đó cũng đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. Vì mỗi người sùng tín được gặp Thầy, được trò chuyện, đảnh lễ thầy rồi nhận về một chai nước, một trái cây hay cái bánh họ đều rất hoan hỉ, được hưởng chút phước lành từ một vị chân tu mà họ rất tin tưởng, ngưỡng mộ. Tác động tâm linh, tâm lý như vậy thật lành thay!