Phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng

Nguyễn Xuân Phúc (trái), Nguyễn Phú Trọng (giữa) và Nguyễn Thị Kim Ngân trong hội nghị trung ương 15 đảng CSVN sáng 16/1/2020. Ảnh: VGP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị trung ương 15 đã bế mạc sau hơn 1 ngày nhóm họp từ 16 đến trưa ngày 17 tháng Giêng, 2021 với kết quả khá bất ngờ: Ông Trọng được “giữ” ở lại trong vai trò tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được giữ ở lại nhưng qua làm chủ tịch nước. Hai ông Vương Đình Huệ được đề cử làm thủ tướng và ông Phạm Minh Chính làm chủ tịch quốc hội cho 5 năm tới (2021-2026). Nhìn vào kết quả này có thể nói là phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng mặc dù ông Trần Quốc Vượng, đàn em của ông Trọng đã bị loại khỏi cuộc đua. Tại sao?

Sau hơn hai năm – từ tháng Mười, 2018, ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm  đã dẫn dắt trung ương đảng khóa 12 rơi vào mê hồn trận về việc bàn thảo vấn đề nhân sự, sau khi hội nghị trung ương 8 quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội 13. Theo thông lệ những người trong diện tứ trụ (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) chỉ giữ tối đa hai nhiệm kỳ và với tình trạng sức khoẻ của mình, ông Nguyễn Phú Trọng nói là sẽ về hưu sau tháng Giêng, 2021. Thay vào đó ông Trọng đã liên tục giới thiệu và vận động để ông Trần Quốc Vượng, Thường Trực Ban Bí Thư được trung ương đảng khóa 12 chọn làm tổng bí thư cho đại hội 13.

Nhưng tại hội nghị trung ương 9 vào tháng Mười Hai, 2018 khi lấy phiếu tín nhiệm của trung ương đối với các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, thì ông Nguyễn Xuân Phúc được phiếu tín nhiệm cao nhất, kế đến là bà Nguyễn Thị Kim Ngân rồi mới đến các ông Nguyễn Phú Trọng, Phạm Bình Minh và Trần Quốc Vượng. Từ sau hội nghị này, cả hai ông Vượng và ông Phúc đã nhảy vào cuộc đua ghế tổng bí thư cho đại hội 13.

Tại hội nghị trung ương 12 vào tháng Năm, 2020, trung ương đảng đã bầu chọn thử những nhân sự quá tuổi hưu (trên 65 tuổi) được ở lại cho đại hội 13 thì ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn đứng đầu với 92% phiếu bầu, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạt 89%, còn ông Vượng chỉ đạt 79%. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn muốn rút lui và tích cực vận động cho ông Vượng trụ ghế tổng bí thư.

Non 7 tháng sau, đến hội nghị trung ương 14 vào giữa tháng Mười Hai, 2020, trung ương đảng đã bầu chọn thử những thành viên Bộ Chính trị và Ban Bí Thư cho đại hội 13 thì, tuy ông Trần Quốc Vượng tiếp tục nằm trong danh sách giới thiệu ở lại trong Bộ Chính Trị cho Khóa 13, nhưng số phiếu lại quá thấp. Đến đây thì cuộc đua ghế tổng bí thư có thể nói là nghiêng hoàn toàn về phe ông Nguyễn Xuân Phúc.

Phe ông Nguyễn Phú Trọng không muốn ghế tổng bí thư rơi vào phe ông Phúc vì chắc chắn sẽ bị phe Nguyễn Tấn Dũng khuynh loát, và như thế chiến dịch “đốt lò” với hơn 30 đại án còn đang trong vòng điều tra và truy tố, nhằm trừng phạt đàn em của phe ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể bị dẹp bỏ hay xét xử lấy lệ. Tại cuộc họp Bộ Chính Trị vào ngày 9 tháng Giêng, 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã sắp xếp để một số “đàn em” khẩn khoản yêu cầu ông Trọng ở lại thêm một nhiệm kỳ hầu… cứu đảng.

Hai ngày sau cuộc họp Bộ Chính Trị nói trên, những “tin đồn” xoay quanh thành phần tứ trụ cho khóa 13 bắt đầu tung lên trên mạng xã hội gồm: ông Trọng (tổng bí thư), ông Phúc (thủ tịch nước ), ông Huệ (thủ tướng), ông Chính (chủ tịch quốc hội). Mặc dù gọi là “tin đồn,” nhưng đây là tin tức mà chính phe ông Trọng tung ra để cho thấy phe ông Phúc đã bị thua, nhằm chuẩn bị dư luận cho hội nghị trung ương 15.

Hội nghị 15 diễn ra từ ngày 16 tháng Giêng dự trù kéo dài 3 ngày, đến ngày 18 tháng Giêng mới bế mạc với 3 vấn đề: 1) Chọn nhân sự đặc biệt cho khóa 13; 2) Chọn danh sách tứ trụ; 3) Thông qua một số thủ tục của đại hội 13. Vì chấp nhận ở lại thêm 5 năm nữa một cách đột ngột, nên phe ông Trọng nghĩ rằng vấn đề chọn nhân sự đặc biệt có thể kéo dài, do đó hội nghị dự trù dành nguyên ngày 16 đề thảo luận; nhưng qua màn kịch đã được sắp xếp bởi phe ông Trọng nên mọi chuyện thảo luận và biểu quyết hoàn tất xong buổi sáng ngày 16. Qua đó, ông Trần Quốc Vượng tuyên bố rút lui cuộc đua và kêu gọi trung ương chấp nhận cho “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm một nhiệm kỳ.

Ngay sau đó, trung ương đảng đã tiến hành bầu chọn từng chức danh tứ trụ để giới thiệu đại hội 13 thì ông Nguyễn Phú Trọng đạt 81% phiếu đề cử chức tổng bí Thư;  ông Nguyễn Xuân Phúc đạt 92% cho vị trí chủ tịch nước; ông Vương Đình Huệ đạt 90% cho ghế thủ tướng, và ông Phạm Minh Chính đạt 90% cho vai trò chủ tịch quốc hội.

Trong hàng tứ trụ, ông Vương Đình Huệ, từ một giáo sư đại học được ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử làm trưởng ban kinh tế vào năm 2012, rồi làm phó thủ tướng năm 2016 và trở thành bí thư thành phố Hà Nội vào tháng Ba, 2020 khi ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Ông Huệ là đàn em cật ruột của ông Trọng trong suốt 10 năm qua.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính xuất thân là một cán bộ công an, với chức thứ trưởng công an vào năm 2010. Sau đại hội 11, ông Phạm Minh Chính được ông Nguyễn Phú Trọng cử về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh giáp biên giới phía Bắc của Trung Quốc. Tại đây ông Phạm Minh Chính đã liên lạc và học hỏi kinh nghiệm xây dựng Đặc Khu Thẩm Quyền của Trung Quốc để tiến hành việc xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Văn Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), nhưng bị dư luận chống đối mạnh mẽ qua cuộc biểu tình xảy ra 12 nơi vào tháng Sáu, 2018.

Sau đại hội 12 vào tháng Giêng, 2016, ông Phạm Minh Chính được bầu vào Bộ Chính Trị và giữ chức trưởng ban tổ chức. Nếu ông Trọng được coi là “người đốt lò vĩ đại” trong thời gian qua, thì ông Phạm Minh Chính là người đàn em trung kiên đứng phía sau giúp ông Trọng rất nhiều trong các vụ bắt giữ và truy tố những đại án tham nhũng.

Mối quan hệ thân thiết giữa ông Nguyễn Phú Trọng với các ông Vương Đình Huệ (thủ tướng) và Phạm Minh Chính (chủ tịch quốc hội ) trong 5 năm tới (2021-2026) cho thấy là phe ông Nguyễn Xuân Phúc bị yếu thế, và ông Phúc được giữ chức vụ ngồi chơi xơi nước chờ về hưu. Trong khi đó quyền lực đảng, chính phủ, quốc hội tập trung vào trong tay phe ông Nguyễn Phú Trọng.

Nói cách khác, sau khi thấy đàn em của mình là ông Trần Quốc Vượng không thể thắng phe ông Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc chạy đua ghế tổng bí thư sau hội nghị trung ương 14 vào giữa tháng Mười Hai, 2020,  ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm đã chuyển đổi kịch bản khá nhanh và hữu hiệu. Tuy đã 77 tuổi và bệnh tật nhưng ông Trọng quyết ở lại để giữ chặt quyền lực cho phe nhóm của mình, chứng tỏ là ông Trọng rất sợ ghế tổng bí thư mất vào tay phe nhóm khác vì có thể đe dọa đến sự an nguy của chính ông và lẫn đàn em thân cận.

Điều này cho thấy là Việt Nam dưới sự lãnh đạo của bộ tứ mới, sẽ tiếp tục dùng đốt lò, chống tham nhũng để củng cố quyền lực cho phe nhóm, tiếp tục núp dưới lá bùa xã hội chủ nghĩa, củng cố quyền lực độc tôn của đảng CSVN, thay vì cải cách thể chế, chấp nhận những thay đổi xã hội theo nhu cầu của thời đại và nguyện vọng của người dân. Việt Nam sẽ tiếp tục nóng lên từng ngày với lò đốt của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian trước mặt, và sẽ chỉ giảm nhiệt theo sức khỏe tàn lụi của kẻ say mê quyền lực đến cuối đời.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.