Phục Hồi Phẩm Giá Quốc Gia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát ngôn nhân của chính phủ Trung Quốc lại lên tiếng đe dọa chính quyền Cộng Sản Việt Nam, yêu cầu họ phải “tỏ ra có tinh thần trách nhiệm,” tức là phải ngăn chặn không cho thanh niên biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng trách nhiệm của chính quyền một nước là trách nhiệm đối với ai? Tất nhiên là trách nhiệm với quốc dân. Ðây là lúc giới lãnh đạo đảng Cộng Sản phải nói thẳng điều đó với các “đồng chí, anh em” của họ.

GIF - 34.2 kb

Nửa thế kỷ trước, những người lãnh đạo cộng sản còn bắt dân Việt Nam theo phong trào cộng sản quốc tế, muốn đưa dân tộc Việt Nam đứng vào tuyến đầu mặt trận chống tư bản bóc lột. Trách nhiệm chính của họ khi đó là trách nhiệm đối với phong trào cộng sản thế giới. Các quyền lợi quốc gia bị coi là thứ yếu trong một cuộc cách mạng quốc tế. Hồ Chí Minh chịu đổi tên đảng cũng vì nghĩa vụ quốc tế. Việt Nam chỉ là một pháo đài bảo vệ các thành tựu xã hội chủ nghĩa đã đạt được ở Liên Xô và Trung Quốc, đồng thời được đóng vai mũi nhọn xung phong bành trướng của cách mạng vô sản thế giới. Bây giờ, ai cũng biết phong trào cộng sản quốc tế là một ảo tưởng, cả đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang tư bản hóa theo gương Trung Quốc,mặc dù họ không dám thú nhận đã sai lầm.

Phẩm cách của một chính quyền có thể được đo lường bằng thái độ khiêm cung, thú nhận những lỗi lầm đã phạm. Ðã có ít nhất hai ông thủ tướng Nhật Bản chính thức xin lỗi dân tộc Ðại Hàn, vì trong thế kỷ 20 quân đội Nhật đã thi hành các chính sách tàn ác khi chiếm đóng Hàn Quốc. Ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, Quốc Hội tiểu bang đã thông qua những quyết nghị công nhận trong quá khứ họ ủng hộ chế độ nô lệ, đó là một lầm lẫn, và họ bầy tỏ lòng ân hận về chủ trương sai lầm đó. Tuy những người đứng ra nhận lỗi sống cách xa những người phạm lỗi lầm hàng thế kỷ hoặc lâu hơn, nhưng thái độ can đảm dám công nhận tiền nhân của mình đã sai lầm khiến người ngoài trông thấy phải kính trọng.

Quan nhất thời, Dân vạn đại. Ðời sống một dân tộc thường rất dài, còn vận mạng những người cầm quyền không đáng kể. Người nắm quyền trong tay mà biết lắng nghe tiếng nói của người dân, bỏ qua những quyền lợi nhất thời của một phe, một đảng, biết làm theo nguyện vọng lâu dài của nhân dân, thì không những được dân tin tưởng, mà còn được sử sách ngợi khen.

Thanh niên, sinh viên, giới văn nghệ, báo chí đã biểu tình lần thứ nhì tại Hà Nội và Sài Gòn để phản đối Trung Quốc chiếm cứ các hòn đảo của Việt Nam. Nhiều nhà trí thức trong nước đã viết trên mạng lưới yêu cầu chính quyền Việt Nam phải công khai phủ nhận giá trị của lá thư mà ông Phạm Văn Ðồng viết gửi chính phủ Trung Quốc năm 1958 tỏ ý tán thành quan điểm của họ về lãnh hải. Nếu đảng Cộng Sản biết nắm lấy cơ hội này, họ sẽ có cách trả lời với những mệnh lệnh từ Bắc Kinh.

JPEG - 7.4 kb
Phạm Văn Đồng

Phủ nhận bức thư của Phạm Văn Ðồng là một việc khó khăn cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hiện nay, giống như những người con phải nhận cha mình đã làm sai. Nhưng một nửa thế kỷ đã trôi qua từ khi ông Phạm Văn Ðồng đặt bút ký, bây giờ các đại biểu Quốc Hội ở Hà Nội có thể biểu quyết thẳng thắn công nhận rằng lá thư đó là một sai lầm; rồi yêu cầu ông Nguyễn Tấn Dũng viết thư mới phủ chính bức thư năm 1958.

Như nhiều người đã nêu ý kiến trên mạng lưới, cũng như các ý kiến đã nêu lên trên Nhật Báo Người Việt, lá thư Phạm Văn Ðồng, dù với tính cách một thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, không hề có giá trị pháp lý.

Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc lãnh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong thời gian ông Phạm Văn Ðồng viết lá thư trên. Ðó là những vùng ở dưới vĩ tuyến 17, theo Hiệp Ðịnh Genève thì thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam đã ký vào Hiệp Ðịnh Genève, không thể coi là họ không biết sự kiện đó. Chính phủ miền Bắc không có thẩm quyền khi nhường các vùng thuộc miền Nam cho nước khác. Một độc giả báo Người Việt đã ví lá thư của Phạm Văn Ðồng giống như chính phủ một nước Úc hay Phi Luật Tân viết thư cho thủ tướng Nhật Bản, công nhận các quần đảo Guam và Wake là thuộc lãnh thổ Nhật chứ không phải là của nước Mỹ! Một bức thư như vậy là vô giá trị.

Hơn nữa, những quyết định về lãnh thổ, về hải phận một nước phải được quốc hội phê chuẩn chứ không thể do bức thư của một ông thủ tướng quyết định. Nay nếu coi như sau khi đã chiếm được miền Nam, chính quyền hiện tại đã thừa kế chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thì Quốc Hội hiện giờ vẫn có thể biểu quyết xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo ở Biển Ðông, và ủy thác cho ông Nguyễn Tấn Dũng viết thư mới, xóa bỏ lá thư cũ của Phạm Văn Ðồng.

JPEG - 36.7 kb

Tất nhiên, lá thư mới này sẽ chỉ có giá trị tượng trưng. Sau khi quân Trung Quốc đã đánh bại bốn chiến hạm hải quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 để chiếm Hoàng Sa mà chính quyền miền Bắc không hề lên tiếng phản đối, thì mọi người đều biết hậu quả. Không biết đến bao giờ người Việt Nam mới giành lại được chủ quyền trên các hòn đảo đã mất đó.

Nhưng không phải vì thực tế đó mà cả nước phải im lặng chịu nhục mãi. Dù chỉ có giá trị tượng trưng, người Việt Nam vẫn phải lên tiếng chính thức đòi lại chủ quyền trên các hòn đảo bị chiếm. Trên thế giới hiện nay có hàng ngàn vụ tranh chấp lãnh thổ, muốn giải quyết tất cả sẽ phải mất cả ngàn năm. Nhưng không một quốc gia nào lại âm thầm ngậm miệng không lên tiếng phản đối và đòi lại các miền đất đã bị nước ngoài chiếm đóng phi lý. Không một chính quyền nào lại cấm người dân của nước mình phản đối các nước lớn chiếm đất đai mà tổ tiên để lại. Ðó là danh dự và phẩm giá của dân tộc. Dân các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ðài Loan vẫn dùng lời nói và hành động đòi chủ quyền trên hòn đảo “Ðiếu Ngư Ðài” nhỏ xíu, họ không bao giờ ngưng!

Hãy xem tấm gương Phi Luật Tân trong thập niên 1970, 80. Chính phủ Phi Luật Tân bao giờ cũng thân thiện với Mỹ, dân chúng cả nước họ cũng vậy. Nhưng chính phủ Mỹ không lúc nào được yên thân không bị người Phi Luật Tân biểu tình đòi Mỹ rút quân khỏi các căn cứ hải quân ở Vịnh Subic và căn cứ Clark. Cuối cùng Mỹ phải trả lại Phi Luật Tân các căn cứ quân sự mà họ đã đóng từ hàng thế kỷ. Không biết như vậy cuối cùng là nước họ lợi hay thiệt, nhưng người nước ngoài phải kính trọng người dân và chính phủ Phi Luật Tân. Khi đụng chạm tới danh dự quốc gia, người ta không còn tính lợi hay thiệt nữa.

JPEG - 22 kb

Giao thiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể so sánh với mối quan hệ giữa Estonia và Nga. Ðó đều là tình trạng một nước nhỏ bên cạnh một láng giềng lớn gấp bội. Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, các nước vùng Baltic giành lại độc lập, nhưng Nga vẫn coi đó là vùng nằm trong ảnh hưởng của mình. Cuối Tháng Tư vừa qua, chính phủ Estonia đã di chuyển một pho tượng kỷ niệm Hồng Quân Liên Xô ở trung tâm thủ đô Tallinn ra một nghĩa trang tử sĩ ở ngoại ô. Ðối với dân Estonia, đài kỷ niệm “Hồng Quân Giải Phóng Estonia” này là một mối nhục. Họ không nói thẳng điều đó ra, mà chỉ nêu lý do cần chỉnh trang thành phố. Sau đó, các tay “đạo tặc tin học” phát xuất từ Nga đã tấn công tất cả các mạng lưới điện toán ở Estonia làm tê liệt gần hết hệ thống thông tin thương mại trong nước này. Estonia, với dân số 1 triệu 300 ngàn, bị tê liệt, vì hai phần ba dân chúng dùng Internet (broadband); họ dùng mạng lưới trong mọi giao dịch thương mại, có 80% dân đóng thuế qua mạng lưới. Chính phủ Estonia đã yêu cầu Nga chấm dứt cuộc tấn công trong khi cũng kêu gọi các nước Tây Âu giúp mình. Không phải vì sợ nước Nga to lớn mà chính phủ Estonia không dám gia nhập các liên minh chính trị và quân sự với Tây Âu. Họ vẫn giữ được phẩm cách, dù là một nước nhỏ.

Một nước nhỏ muốn đương đầu với nước láng giềng lớn thì phải dựa vào dân. Dựa vào dân có nghĩa là khi chính quyền bị nước khác ép quá, có thể chống lại lấy cớ rằng dân chúng của nước mình không chịu. Nếu điều ép buộc lại làm nhục quốc thể, càng dễ cưỡng lại các áp lực của nước lớn hơn, vì không một dân tộc nào muốn chịu nhục.

Trong mấy chục năm nay ở Ðại Hàn vẫn luôn luôn có những cuộc biểu tình của sinh viên chống áp lực của Mỹ, nhiều lần họ đòi quân Mỹ phải rút khỏi Nam Hàn. Ai cũng biết quân Mỹ đã giúp bảo vệ cho Nam Hàn khỏi trở thành cộng sản, nếu không thì các thanh niên này đang phải sống dưới quyền của “Bác Kim Chính Nhật muôn vàn kính yêu.” Nhưng chính phủ Nam Hàn vẫn chấp nhận cho sinh viên biểu tình chống Mỹ. Họ có thể nhân cơ hội đòi hỏi chính phủ Mỹ phải thỏa hiệp với họ trên các vấn đề bất đồng ý kiến khác. Người Mỹ hiểu được tình trạng đó mà không lên tiếng đòi chính phủ Seoul phải dẹp bỏ những cuộc biểu tình. Vì Mỹ cũng là một nước tự do dân chủ, họ hiểu rằng chính phủ Ðại Hàn không điều khiển được tất cả hoạt động của các công dân. Xã hội công dân ở Hàn Quốc cũng mạnh không khác gì ở các nước dân chủ khác.

JPEG - 70.2 kb

Một nước nhỏ muốn dựa vào dân chống lại áp lực của các nước lớn thì trước hết phải tôn trọng các quyền tự do phát biểu của dân. Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội phải dẹp biểu tình vì họ biết rằng Cộng Sản Việt Nam xưa nay vẫn điều khiển tất cả mọi việc. Khi đảng ra lệnh thì tất cả các báo, đài, các nhà văn, nhạc sĩ đều hoan hô “Trung Quốc vĩ đại.” Ðến lúc đảng ra lệnh mới, tất cả các báo, đài, các nhà văn, nhạc sĩ đều quay ra chống “Trung Quốc bá quyền xâm lược.” Không những các cá nhân làm theo lệnh như vậy đã mất tư cách mà cả dân tộc cũng mất phẩm giá. Cho nên, trong việc sửa chữa lại các lỗi lầm quá khứ, đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Như vậy mới có thể phục hồi phẩm giá quốc gia. (Người Việt; Thursday, December 20, 2007)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.