Quá chậm nhưng còn hơn không

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh Tế Trung Ương, cựu Chủ Tịch TP.HCM. Ảnh: Bất Động Sản Việt Nam Reatimes
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước đại hội đảng lần thứ 13, gã đưa tấm hình ông Nguyễn Thành Phong trao quyết định thăng chức cho ông Phạm Phú Quốc kèm lời viết phê phán ông chủ tịch TP.HCM, đã bất chấp ông Quốc bị kỷ luật vẫn đề bạt vị trí quản trị kinh tế quan trọng cho ông Quốc. Chính nhờ sự nâng đỡ này, ông Quốc vào Quốc hội để rồi bị Quốc hội phê chuẩn bãi miễn đại biểu do lén có quốc tịch Síp.

Sau bài viết, gã bị sức ép từ ông Phong, đòi khiển trách gã vì lỗi “vu khống lãnh đạo” khi chỉ thấy tấm hình trao chức mà suy luận chứ không có chứng cứ liên quan tiêu cực.

Gã tự thấy mình có sơ hở trong bài viết khi chưa có đầy đủ chứng cứ ông chủ tịch vì lợi ích nhóm nào đó mà cất nhắc ông Quốc. Gã chấp nhận rút lui ý kiến của mình và coi đây là bài học cho mình.

Khi đại dịch diễn ra ở Sài Gòn, nhiều nguồn tin cho gã biết tình hình dịch nghiêm trọng một phần không nhỏ ông Phong phải chịu trách nhiệm. Do quá lo cho sinh mệnh của hàng trăm ngàn bà con Sài Gòn bị nguy hiểm, gã sốt ruột nhắn tin cho một số lãnh đạo để dò la khả năng thay tướng chỉ huy chống dịch. Gã nhận được nguồn tin đáng tin cậy là Trung ương đang sắp xếp điều ông Phong về Ban Kinh tế Trung ương. Tuy vậy, đây chưa là tin chính thức nên gã chưa thể đưa công khai.

Thế rồi thời gian cứ trôi. Tình hình dịch ở Sài Gòn càng nghiêm trọng, ông Phong vẫn yên vị cho đến tận 26/8/2021 mới có quyết định của Bộ Chính trị điều ông Phong đi.

Trong lễ chia tay ông Phong ở thành ủy TP.HCM và lễ đón nhận ông Phong ở ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Văn Nên và ông Trần Tuấn Anh đều có những đánh giá cao ông Phong về năng lực, đóng góp và đức độ. Một số bạn Facebook của gã tỏ ra bực tức với những đánh giá như thế về ông Phong. Gã cười bảo, họ phải làm vậy vì thông lệ hình thức của đảng là vậy. Khen đó rồi chê đó, xoành xoạch mấy hồi. Chờ xem!

Chờ xem!

Giời ạ, ngày 22/6/2022 tức 10 tháng sau, tức 300 ngày sau thì Ủy ban Kiểm tra mới ra quyết định mà người Dân Sài Gòn trong đó có gã mong đợi.

“Theo thông cáo phát chiều 22/6, tại kỳ họp ngày 20-22/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM.“

Lý do kỷ luật theo thông báo:

“Do những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản, ngân sách của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy và chính quyền địa phương.”

Chả lẽ lần này ông Phong vẫn hỏi: Chứng cứ đâu nữa ư?

Lưu Trọng Văn

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.