Quan hệ giữa lạm phát và tham nhũng tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 40.5 kb

Từ hàng chục năm nay, tệ nạn tham ô, lãng phí, ăn cắp của công, chiếm đoạt tài sản nhân dân do cán bộ đảng và Nhà Nước CSVN là thủ phạm đã phát triển phi mã và lan tràn khắp nơi, như một bệnh dịch. Không những toàn dân ta mà kể cả nhiều cán bộ, đảng viên của chế độ cũng phải công nhận đây là “quốc nạn”. Tình trạng nhân dân mất tin tưởng vào hệ thống chính quyền, thậm chí khinh miệt cán bộ cộng sản sâu dân mọt nước đã ngày càng gia tăng. Mặc dù lòng bất mãn đang từng bước biến thành niềm căm phẫn trong các tầng lớp nhân dân, nhưng CSVN tin tưởng rằng với chế độ độc tài, sử dụng bạo lực công an, nhà tù và pháp luật vi hiến, CSVN có thể khống chế được nhân dân và làm chủ tình hình. Nhưng tình trạng tham nhũng không chỉ tác động lên quần chúng nhân dân, mà còn tác hại lên nền kinh tế đang trông đợi vào đầu tư nước ngoài. Chính vì yếu tố quốc tế này mà từ mấy năm nay, CSVN đã đề xuất chiến dịch “phòng, chống tham nhũng”. Quốc Hội của họ đã ra một bộ luật về tệ nạn này. Một cơ chế mang tên “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng” đã được dựng lên và do chính Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng chính phủ đứng đầu. Phòng chống tham nhũng, đã được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Kết quả ra sao thì cả nước đều biết. Càng chống, tham nhũng càng gia tăng. Đầu năm 2007, tờ báo điện tử VietNamNet đã có bài viết nhan đề “Chống tham nhũng : Không vụ nào do cơ sở Đảng phát hiện”, trong đó ký

JPEG - 12.2 kb
Babui

giả Phạm Cường tiết lộ: “Năm 2007, cả nước phát hiện 584 vụ tham nhũng, nhưng không vụ nào do tổ chức Đảng phát hiện…”. Điều này cho thấy không thể nào có chuyện kẻ gian đi bắt trộm. Vậy, những vụ tham nhũng do ai phát hiện ? Chắc chắn là không phải do dân vì trong cả chục năm qua, dân oan đi khiếu kiện có cả ngàn cả vạn người, mà đảng và Nhà Nước CSVN đã thẳng tay đàn áp để bao che cho đồng liêu, đồng đảng tham ô nhũng lạm. Nhiệm vụ điều tra, phát giác, đáng lẽ phải là của các cơ quan công lực được pháp luật giao phó chức năng, hoặc giả là của bộ phận giám sát của đảng cầm quyền thực hiện. Nhưng dưới cái chế độ quái thai mang danh “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” tại nước ta thì nhiệm vụ này lại do báo chí tiến hành là chủ yếu. Thật là trái khoáy. Không hiểu trong quá trình đào tạo các phóng viên báo, các học sinh ngành báo chí có được học về cái nghề dò la, bơi móc, đánh hơi như công an hay điều tra viên không ? Nhưng chắc chắn các phóng viên nước ngoài, nhất là các nước Âu Mỹ sẽ rất ngạc nhiên về chức năng mật thám, mật vụ của phóng viên CSVN.

Thực ra, kinh nghiệm thực tế sống dưới chế độ XHCN Việt Nam cho thấy, dù là các cơ quan công an, kiểm sát, điều tra, báo chí hay gì đi nữa thì chung quy cũng nằm trong tay đảng, và do chính cán bộ, đảng viên lãnh đạo. Thường thường đảng hành động ném đá dấu tay, giả hình và hèn mạt. Dù cho dân biết rõ đảng chia năm xẻ bảy trong thượng từng lãnh đạo, nhưng bề ngoài họ vẫn làm như đoàn kết, nhất trí cao độ. Vì thế trong những cuộc đấu đá, hạ bệ lẫn nhau, các phe phái sử dụng đạo quân vô thưởng vô phạt là ký giả để bới móc, tố cáo lẫn nhau. Dĩ nhiên là nếu không được cung cấp tin tức, tài liệu từ nguồn cấp cao và được ô dù bao che thì các ký giả không đời nào dám động chạm đến hệ thống. Điển hình là vụ án tham nhũng “vĩ đại” PMU 18 trơng đó có rất nhiều cán bộ thượng tầng của bộ máy đảng và Nhà Nước dính líu đã bị hàng trăm tờ báo phát giác, phanh phui, dẫn đến một số bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc vv… đi tù. Nhưng gần đây, như cách nói của CSVN, “tình hình diễn biến phức tạp”, kẻ bị tố giác

JPEG - 16.5 kb

đang bị tù được miễn tố và hai ký giả của tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vào tù cùng với một ông tướng công an hồi hưu với tội danh lợi dụng chức vụ loan tin thất thiệt… Chắc hẳn hàng trăm ký giả thuộc các báo khác cũng phập phồng lo sợ. Hôm nay người ta, ngày mai có thể đến lượt mình. Hai tờ báo liên quan vừa lên tiếng bênh vực nhân viên của mình và dự tính khui lại vụ PMU 18 thì “lệnh trên” truyền xuống bằng miệng là “cấm không được nhắc đến PMU 18”. Trên là đâu, là ai ? thì có người khẳng định là từ chóp bu. Dù từ đâu thì lệnh này quá là bỉ ổi.

Tại sao trước đây không bắt ký giả? không dìm vụ án PMU 18 ? Có thể hồi đó dân đang bức xúc trước cái bẩn tột độ của đảng và Nhà Nước, giữa lúc “phòng, chống tham nhũng” đang được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Ngày nay có khác, đảng và Nhà Nước CSVN đã chuyển ưu tiên hàng đầu sang “chống lạm phát”. Hiện nay người dân đang phải đối phó với tình trạng vật giá leo thang, lạm phát của Việt Nam đã vượt 25%, cao hơn tỷ lệ lạm phát năm 1992. Tình trạng này không thể quy hết cho đảng và Nhà Nước như tình trạng tham nhũng. CSVN có thể đổ tội cho giá xăng dầu, thực phảm và nguyên liệu trên thế giới lên cao. Vì vậy mà người ta nói lạm phát và tham nhũng tại Việt Nam có liên quan chặt chẽ với nhau.

JPEG - 19.3 kb
Nguồn : Cơ quan kinh tế Pháp tại Việt Nam (www.missioneco.org/vietnam)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…