Quốc Hội CSVN: Đoàn Múa Rối Nước!!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 63.3 kb

Ngày 20/05/2007, toàn thể cử tri trên đất nước Việt Nam bị đốc thúc làm tròn “nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất” của một người công dân đối với đảng cộng sản: bầu cử đại biểu quốc hội khoá XII. Với những tấm bích chương, khẩu hiệu, cờ phướng giăng ngợp phố phường từ khắp thành thị cho đến tận nông thôn, vùng sâu vùng xa thì bộ máy tuyền truyền của Đảng cộng sản đang hồ hởi: “đây là ngày hội của đất nước, của dân tộc, bởi trong mỗi người dân có quyền lựa chọn các ứng cử có đức có tài, đáp ứng được nguyện vọng, ý chí của người dân để bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Thế nhưng, đảng Cộng sản Việt Nam có thực sự trao quyền lực cho quốc hội, hay bịt mồm quốc hội?

Theo điều 83 của Hiến pháp năm 1992: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội quốc phòng, anh ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Với quyền hạn được cụ thể hóa bằng Hiến pháp thì trên danh nghĩa, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Và đây cũng là lời cổ súy, tuyên truyền vận động của đảng cộng sản trước cộng đồng thế giới là người dân Việt Nam được tự do dân chủ, có quyền bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất.

JPEG - 62.2 kb

Từ khóa I đến khóa IX, quốc hội Việt Nam được ví như “bánh xe thứ năm”. Trong một chiếc ô tô, có hay không có cái bánh xe thứ năm thì ô tô cũng vận hành được. Ở các nước phương Tây, bánh xe thứ năm thường được cất dưới gầm xe, chỉ được dùng để tạm thời thay thế, khi một trong 4 bánh xe chủ động cán phải đinh. Thực tế, Đảng cộng sản Việt Nam đã dựng lên Quốc Hội, phong cho cơ quan này một chức danh rất lớn là quyền lực cao nhất nhưng chỉ thể hiện ở văn bản, mà hoàn toàn không có thực lực gì cả. Những chính sách cơ bản về đối nội,đối ngoại nhiệm vụ kinh tế – xã hội quốc phòng, anh ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội của công dân đều do Đảng cộng sản chỉ đạo.

Sau khi bị cộng đồng quốc tế và người dân Việt Nam dè bỉu, công kích dữ dội về hàng ngũ Quốc hội bù nhìn, Đảng cộng sản vội vàng chữa cháy dư luận bằng cách trực tiếp truyền hình cho dân chúng về hoạt động các kỳ họp để thể hiện Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước như: Thông qua các văn bản pháp luật, chất vấn hành vi tham nhũng của quan chức, bức xức của người dân… Đây là một sách lược khá mạo hiểm của Đảng cộng sản vì rất có thể những việc làm, hành vi xấu xa, của Đảng và nhà nước sẽ bị một vài đại biểu phá rào tố cáo.

JPEG - 64.3 kb

Nhưng với thủ đoạn và âm mưu thâm hiểm cố hữu, đảng CSVN cũng đã lường trước việc những dân biểu không bị Đảng khống chế sẽ vạch trần những tiêu cực của cán bộ nhà nước, nên biện pháp đầu tiên là hạn chế đến mức thấp nhất, lực lượng ngoài đảng tham gia quốc hội. Khi bị dư luận chỉ trích về Đại biểu quốc hội khóa XII ngoài đảng phấn đấu chỉ tiêu đạt 10%, Phó chủ tịch Quốc Hội chữa cháy bằng cách “ngụy biện” rằng: “10% ở đây phải hiểu là chỉ tiêu thiểu số”. Thật là khôi hài, vì hiểu theo kiểu của ông Yểu thì không giới hạn chỉ tiêu tối đa nhưng thông qua 3 vòng Hiệp thương của Mặt Trận Tổ Quốc đã nói lên tất cả. So sánh kết quả những người tự ứng cử trong tổng số ứng cử viên, người ta không khỏi giật mình. Từ 238 người tự ứng cử lúc đầu, đến bây giờ chỉ còn lại 30 người trên 876 ứng cử viên, tỷ lệ là 3,4%. 846 người được đề cử đến từ «các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở Trung uơng và địa phương ». Như vậy, đây là 846 người đại diện cho Đảng cộng sản, cũng là đại diện cho Nhà nước chứ không phải là đại diện cho dân. Xem kỹ lại mới thấy, ở Hiệp thương vòng 3, các thành viên Mặt Trận Tổ Quốc, một cánh tay nối dài của đảng CSVN có quyền quyết định cuối cùng về danh sách ứng cử viên. Các ứng cử viên bị loại hoàn toàn không có cơ hội để đảo ngược kết quả. Quyền lựa chọn đại biểu Quốc hội của người dân thực chất lại rơi vào tay một thiểu số người. Đây là việc làm vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng vì điều 2 Hiến pháp quy định «Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân».

Thứ 2, trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu quốc hội Đảng sẽ họp trước, để Đảng Cộng sản phổ biến “quyền và nghĩa vụ” của mỗi đại biểu là phải biết nói gì và làm gì, nhưng tốt nhất là phải 3 không: không biết, không nghe và không thấy. Tuy nhiên, các đại biểu quốc hội mặc dù là đảng viên nhưng cũng có người còn ít nhiều tâm huyết nên đã phát biểu và chất vấn thẳng thừng, “đánh chó mà không nhìn mặt chủ nhà” như các Đại biểu: Đoàn Ngọc Trân, Nguyễn Sĩ Dũng, Dương Trung Quốc, Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Văn Thuyết… Chính từ đây đã phát sinh “sự cố” mà Đảng cộng sản chưa lường hết được nên những việc làm xấu xa, tham ô, tham nhũng của quan chức nhà nước chính phủ bị đều bị đưa ra chất vấn trong các kỳ họp.

JPEG - 68.3 kb

Nổi đình nổi đám nhất là vụ “hố hàng” là bà phó đoàn đại biểu Nguyễn Thị Việt Nhân, 58 tuổi, phó đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Kiên Giang. Trong nhiều ngày của kỳ họp, các báo liên tục đưa tin về các vụ việc liên quan đến thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy về việc thay đổi chất liệu in tiền từ Coton sang Polyme có liên quan đến công ty con trai của ông ta. Thấy được dư luận và nhân dân đồng tình ủng hộ, bà Nhân đã mạnh dạn tuyên bố: “Là đại biểu của nhân dân, do dân tín nhiệm bầu ra, tôi phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ mà dân giao phó. Nếu hành động vì lợi ích của dân, của Nhà nước thì có gì mà phải ngại. Tôi chỉ sợ mất uy tín trước cử tri chứ không ngại bất cứ sức ép nào”. Sau đó, chúng ta đã biết hậu quả của việc làm “vạch áo cho người xem lưng” đã bị đảng CSVN trả đũa bằng hàng loạt tờ báo bị đình bản, phạt tiền và trên diễn đàn trước công luận, bà Nhân “lặn một hơi, biệt tăm”.

Thật ra, những cán bộ cao cấp tham nhũng bị Quốc hội chất vấn sau đó bị “trảm” như Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình trong vụ tham nhũng PMU 18 thì chẳng qua là “trời kêu ai nấy dạ”. Tội nghiệp, ông Bình đã bị chọn làm một con tốt thí để Đảng cộng sản bù lu bù loa trước công luận là: “Đảng rất kiên quyết triệt để chống tham nhũng”. Trong vụ án tham ô Rursaka Khánh Hòa, ông Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải đã trả lời trước Quốc hội rất là “ngây thơ”: “Tôi đã bị Nguyễn Đức Chi lừa”. Và sau đó ông Hải vẫn yên vị ở ghế bộ trưởng.

Sau những sự kiện bị các vị dân biểu có tâm huyết “xăm soi” kỹ quá”, ở khóa quốc hội XII, thì tiêu chí dân biểu được đảng cộng sản cơ cấu vào Quốc hội phải là người ít nói. Trơ trẽn nhất là biện pháp đối với việc tự ứng đại biểu quốc hội của nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ và ông Hội đồng Đặng Văn Khoa.

JPEG - 58.7 kb

Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ là một cán bộ được nhân dân tôn trọng và đánh giá rất cao về tư cách đạo đức với năng lực nghiệp vụ và nổi tiếng là một người thẳng thắn, trung thực và không ngần ngại đối thoại trực tiếp với báo chí. Trong thời gian công tác, cùng với Bộ trưởng Mai Ái Trực, ông Võ có đóng góp rất lớn trong việc ổn định tình hình đất đai, thành lập nhiều đoàn thanh tra đất đai toàn diện trên cả nước, phát hiện hành vi tham nhũng của quan chức địa phương… Còn ông Hội đồng Đặng Văn Khoa thì đã làm “khổ sở” UBND-TP Sài gòn về những bức xúc của người dân trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân: “Một vụ gian lận trong xây dựng cơ bản, một công trình lãng phí, một miếng đất bị bỏ hoang tại TP.HCM có người cho là nhỏ nhặt so với những vấn đề lớn lao ở diễn đàn Quốc hội. Điều đó có thể đúng nhưng với tôi, chính những vấn đề nhỏ đó mới là câu chuyện. Nhỏ ở TP.HCM nhưng nó là đại diện, là tiêu biểu của một vấn đề chung đó là tiêu cực trong xây dựng, là lãng phí của công, là thất thoát tài sản của nhân dân”.

Một người Đảng viên (ông Võ), ngoài đảng (ông Khoa) rất có uy tín với nhân dân nhưng không được Đảng cộng sản “tín nhiệm”, bị Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc đánh rớt ngay từ “vòng sơ tuyển” bởi một lý do rất là đơn giản: Nói nhiều và bênh vực lợi ích cho nhân dân.

JPEG - 71.3 kb

Vì thế, ngày nào đảng CSVN còn chỉ đạo, kiểm soát và thao túng tiến trình bầu cử, đại biểu quốc hội CSVN không thể nào đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân. Với lá phiếu trong tay, người dân Việt Nam không thể bầu chọn đại biểu nào khác ngoài “lực lượng bù nhìn” mà Đảng cộng sản đã cơ cấu sẵn. Lá phiếu cử tri trở thành vô giá trị khi kết quả tuyển chọn đã được ấn định sẵn.Vậy cách tốt nhất thể hiện sự bất đồng và phản đối tính vi hiến của cuộc bầu cử là tẩy chay bằng cách: không đi bầu hoặc âm thầm gạch chéo lá phiếu.

Theo qui luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người, nền dân chủ đại diện cho chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng các thế lực bạo tàn, đen tối của chế độ độc tài. Chúng ta, hy vọng và có quyền tin tưởng một ngày gần đây, đất nước Việt Nam phải có một nền dân chủ, tự do thực sự. Chính quyền cần để các ứng cử viên Quốc hội tự ứng cử và để người dân lựa chọn, nghĩa là cần phải chấm dứt việc can thiệp sai phạm vào tiến trình ứng cử, bầu cử của Mặt Trận Tổ Quốc, cơ quan của đảng cộng sản. Ngoài ra, cần phải để các đảng chính trị hoạt động công khai, trong bối cảnh sinh hoạt dân chủ.

Đồng Nai, ngày 17 tháng 5 năm 2007
Hoàng Hương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.