Quốc khánh, quốc tang

Quân nhân trang bị AK-47 canh gác một trạm kiểm soát trong ngày đầu tiên của đợt siết chặt phong tỏa "chống Covid" tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 23/08/2021. Ảnh: Reuters - Stringer
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ba năm trước, ngày 8 tháng Chín 2018, tôi có viết bài Quốc khánh cuối cùng nhân nói về một lễ quốc khánh đặc biệt ở Saigon lúc đó. Thay vì lễ hội thường lệ, nhà cầm quyền CSVN đã chuẩn bị cho các cuộc bố ráp, phong tỏa khu vực trung tâm thành phố bằng dây thép gai, xe thiết giáp và hàng ngàn quân lính được trang bị tận răng. Một vài cuộc biểu tình ở Phan Rí, Saigon, Nha Trang… phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào lãnh hải Việt Nam trung tuần tháng Sáu đã khiến cho tất cả hệ thống công quyền rung động, mất ăn mất ngủ. Lễ quốc khánh ba tháng sau đó, thay vì pháo hoa và lễ hội là súng AK-47, xe tăng chờ đón người dân.

Năm nay, cũng cái ngày 2/9 ẩn chứa những trớ trêu của lịch sử (vừa là ngày khai sinh thể chế vừa là ngày chết của nguyên thủ khai sinh chế độ), nhà cầm quyền cộng sản “rút kinh nghiệm 30/4” vừa qua bằng việc nghiêm cấm tụ tập đông người vì lo sợ dịch bệnh lây lan. Khắp nơi, “thành phố mang tên xác người” này cũng giăng đầy dây thép gai, chốt chặn, công an, quân cảnh. Một không khí chết chóc, vắng lặng tê liệt bao trùm, không chỉ riêng thành Hồ.

Vài ngày trước, đám chóp bu CSVN tuyên bố những lời lẽ “đao to búa lớn” khi triển khai hàng sư đoàn quân chính qui với súng AK-47 và tăng thiết giáp rầm rộ tiến vào Saigon không thắng không về. Ngày 28 tháng Tám, 2021, ông thủ tướng công an Phạm Minh Chính còn chỉ đạo Đồng Nai phải “phải kiểm soát dịch bệnh và nhanh chóng đưa tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới, chậm nhất là 15/9” trong khi toàn tỉnh này mới chỉ có 800.000 mũi vaccine cho hơn 2 triệu dân, chưa kể một lượng lớn lao động nhập cư. Nhưng đến ngày 30 tháng Tám, ông ta lại đăng đàn “Không thể khống chế tuyệt đối, phải xác định sống chung với dịch lâu dài.” Đúng là “miệng quan trôn trẻ,” không biết đâu mà lần.

Nếu suy diễn theo logic, từ “chống dịch như chống giặc,” giờ trở thành “sống chung với giặc lâu dài” tức là ai xui thì… cứ chết thôi. Không có đủ vaccine, không có đủ bệnh viện, bác sĩ, thuốc men, oxy… Hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị bỏ đói khát trong các khu cách ly, các khu phong tỏa, nền kinh tế suy kiệt đứt đoạn bởi thói kiêu ngạo cộng sản, chống dịch bằng khẩu hiệu chính trị, bằng AK-47, bằng việc bắt nhốt những người nhiễm virus, những người bị phơi nhiễm lại với nhau… bằng học thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuối cùng đã thất bại thảm hại như vậy. Những tư duy tiểu nông, võ biền đẻ ra vô số những qui định hành chính quái đản, gây tác hại còn lớn hơn cơn ôn dịch cúm Tàu.

Theo thông tin trên mạng, người ta ước chừng có hàng ngàn xác chết đang đông đá trong các container lạnh để chờ được đem đi thiêu. Nhiều khả năng trong những ngày tới, khi số lượng tử vong quá lớn người ta sẽ tiến hành chôn tập thể. Không chỉ chết vì dịch bệnh, hàng ngàn người đang chết vì rất nhiều nguyên nhân khác ngoài Covid-19 nhưng không được cứu chữa kịp thời. Rất nhiều người chết vì kiệt quệ, đói khát, vì khủng hoảng thần kinh, vì tuyệt đường mưu sinh và bị ngân hàng, xã hội đen đòi nợ, bị chủ trọ đuổi ra ngoài đường và con cái không còn sữa, cháo để ăn…

Không thể tưởng tượng nổi, ngay ở thế kỷ 21, ở xứ “thiên đường cộng sản” này, đang tái diễn những thảm cảnh của năm Ất Dậu 1945. Chẳng có bọn phát xít, thực dân, đế quốc nào vô đây tàn sát dân Việt, chỉ có mỗi cơn ôn dịch Tàu và đảng CSVN quang vinh cũng khiến cho quốc dân lầm than thống khổ, chết vì đói, chết vì dịch đến mức thiêu không hết, chôn không kịp. Bầu không khí tang tóc, thê lương bao phủ từ Nam ra Bắc. Đúng ra, nên có một ngày quốc tang vào ngày này để tế lễ cho hồn ma ông Hồ được siêu thoát, cũng như ai ủi cho hàng vạn, hàng triệu vong linh đang tức tưởi khóc than.

Quốc khánh năm 2021, đám chóp bu Ba Đình vẫn quần là áo lượt, ngựa xe như nước đến viếng cái xác ông Hồ đặt trong cái lăng to lớn ở giữa thủ đô. Đài truyền hình VTV vẫn ầm ĩ phát đi những chương trình truyền thống để ngợi ca sự lãnh đạo vĩ đại của đảng. Đảng vẫn quang vinh, vẫn bất diệt, vẫn luôn là ngọn hải đăng cho dân tộc Việt Nam…bla bla. Ông tổng Trọng lặn mất tăm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ông chỉ quay quẩn ở nhà đọc báo Nhân Dân và hô hào “phát huy tinh thần cách mạng tháng 8 và ngày 2/9 bất diệt” để chiến thắng cơn ôn dịch Tàu. Không thấy ông xuất hiện ở những sự kiện hội họp đông người, những lễ tưởng niệm này nọ. Năm ngoái, khi cơn ôn dịch bùng phát lần thứ 3 vào dịp Tết Nguyên Đán, ông cũng biến mất dạng. Xuân thu nhị kỳ, ông ló đầu ra đọc một bài phát biểu dài lê thê, toàn những xáo ngữ, không có định hướng hay phương pháp gì cụ thể ngoài mấy câu giáo điều, ngớ ngẩn tới ghê rợn từ những cuốn cẩm nang “Mác Lê nin.”

Trước cái lễ ngày 2/9, bà phó tổng thống xứ cờ hoa đến Việt Nam, chìa cành ô liu cho đám quan chức CSVN: Nào là “quan hệ hợp tác chiến lược” nào là vaccine miễn phí, nào là những quà tặng đắt giá là những vũ khí sát thương. Hà Nội như kẻ “chết đuối vớ được cọc” nhưng vẫn trình chiếu những bộ phim thời sự chống đế quốc Mỹ. Ông thủ tướng CSVN trước khi tiếp bà phó tổng thống đã đến diện kiến trước đại sứ Trung Cộng nhận chỉ thị…

Truyền thống “đu dây” của CSVN đã mấy chục năm vẫn không đổi, khiến đám quan thày Bắc Kinh coi thường và giới chức Hoa Kỳ thì nhếch mép nhún vai. Nhưng “phe đảng quang vinh” thì chẳng coi thể diện là “cái đinh,” miễn kiếm được đô la, giữ được quyền lực của đảng là được. Chính sách quân sự từ “3 Không” nâng cấp thành “4 Không,” cho phép giờ đây Trung Cộng ngang nhiên ban hành những qui định pháp lý áp đặt lên toàn bộ Biển Đông, yêu cầu xét giấy tàu thuyền trên lãnh hải Việt Nam thì Hà Nội chỉ phản đổi lấy lệ… rồi tiếp tục im thin thít.

Ông Tổng Trọng luôn nhắc nhở giữ gìn đại cục. Ba Đình ngầm thực thi một chính sách “Sống chung với kẻ thù lâu dài,” gạt bỏ yêu sách bảo vệ chủ quyền chính đáng, mọi biện pháp phòng vệ từ kinh tế, chính trị, văn hóa, chủ quyền quốc gia. Tất cả những điều thiêng liêng này đều là các mặt hàng ngã giá của đảng CSVN với các thế lực ngoại bang, cả Trung Quốc, Hoa Kỳ hay Nga, Nhật, Hàn Quốc… Ngay cả sinh mạng của hàng trăm triệu người dân Việt Nam cũng vậy mà thôi.

Hôm nay, là ngày quốc khánh nhưng cũng đồng thời là ngày chết của ông Hồ. Ngẫm thấy, cái chết của ông Hồ nếu nó không phải là sự tình cờ biếm nhạo của Tạo Hóa thì nó quả thực là một sự ẩn ý nghiệt ngã của Đinh Mệnh cho quốc gia này. Hôm nay (2 tháng Chín, 2021), 76 năm trước là ngày khai sinh của thể chế độc tài CSVN. Sức mạnh vô nhân xưng tàn bạo của nó đã đè bẹp những tiếng nói phản kháng, những đòi hỏi Công Bình, những tiếng nói Tự Do. Nó dẫm đạp lên những giá trị Nhân Quyền hay Đạo Đức. Thay vào đó là những thứ giả hình và cổ súy cho dục vọng, vô lương. Ngày 2 tháng Chín, 1945, cũng là ngày tang khốc với dân tộc Việt Nam đánh dấu một “đêm trường cộng sản” không lối thoát. Quốc khánh cũng là quốc tang cho dân tộc Việt Nam.

Tân Phong

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.