Quy định thế này làm sao thu hút được các nhà khoa học về nước làm việc!

Trao bằng Cao cấp lý luận chính trị cho các học viên tốt nghiệp. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiêu chuẩn hiện nay là các chức danh hiệu trưởng hay viện trưởng phải là đảng viên và có bằng chính trị cao cấp. Thậm chí cấp trưởng khoa hay trưởng phòng cũng phải có bằng chính trị trung cấp. Muốn lấy bằng cấp chính trị phải đi học tập trung hàng tháng (cao cấp là 6 tháng) và phải có mặt hàng ngày. Ai hơi đâu tự nhiên bỏ thời gian đi học những thứ “vô bổ” với chuyên môn của mình. Chỉ nhìn vào điều này là các nhà khoa học ở nước ngoài và trong nước đủ nản rồi, dù có yêu nước đến mấy. Chức danh khoa học cần nhất là trình độ và uy tín chuyên môn. Người có lý trí đều hiểu điều này.

Viện Toán học xuất bản tạp chí Acta Mathematica, nhưng mãi không bổ nhiệm được tổng biên tập mới vì không tìm được ai có bằng chính trị cao cấp đảm đương chức vụ này. Tổng biên tập là người quyết định cuối cùng về việc đăng bài, cần có trình độ và uy tín chuyên môn cao trên bình diện quốc tế. Ban biên tập có đến một nửa là các chuyên gia hàng đầu ở nước ngoài, phải quen và vận động hết hơi thì họ mới tham gia. Nếu họ biết tiêu chuẩn tổng biên tập của ta thì chắc họ giơ tay chào tạm biệt luôn.

Tạp chí Pi của Hội Toán học dành cho học sinh phổ thông cũng không bổ nhiệm được tổng biên tập mới cũng vì tiêu chuẩn chính trị. Tôi đã phản ánh việc này lên Cục Báo chí và Ban Khoa Giáo khi đề nghị bổ nhiệm tổng biên tập mới cho các tạp chí trên. Những người phụ trách đều công nhận các tiêu chuẩn chính trị không hợp lý, nhưng không ai chịu giải quyết.

Ngày xưa, đứng đầu các cơ quan giáo dục và khoa học ở ta đều là những nhà khoa học đầu ngành, nói đến tên ai cũng biết, trong đó nhiều người không phải đảng viên như GS Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng Bộ Giáo dục 29 năm. Trung Quốc gần đây có chính sách mời các chuyên gia nước ngoài lãnh đạo các trường và viện nghiên cứu kể cả họ không phải là người Trung Quốc. Năm 2007 họ bổ nhiệm GS Vận Cương ngoài đảng làm bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông này được chính phủ mời từ Đức về năm 2000 để phụ trách dự án xe điện quốc gia, sau đó làm hiệu trưởng Đại học Đồng Tế. Thậm chí ông ta còn là chủ tịch đảng Trí Công thành lập từ năm 1925 chủ yếu gồm những Hoa kiều hồi hương. (https://tuoitre.vn/trung-quoc-bo-truong-khong-la-dang…)

Tôi viết bài này với hy vọng có ai đó dũng cảm phát biểu về những bất cập trên trong Hội nghị toàn quốc về “đột phá” phát triển khoa học công nghệ vào ngày thứ Hai tới, 15/1/2025. Chỉ những người to đầu nhất mới dám bỏ tiêu chuẩn chính trị đối với các chức danh giáo dục và khoa học. Để xảy ra tình trạng này cũng có lỗi của các nhà khoa học không dám kêu!

12/01/2025

Nguồn: FB Ngo Viet Trung

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?