Rạn nứt ở Việt Nam về cách ứng xử với Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các phái đoàn thương thuyết Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã công bố bản thỏa hiệp sau cùng về vấn đề phân định 1350 km biên giới giữa hai nước, một vấn đế đã được tranh cãi từ nhiều năm. Trong khi bản thỏa hiệp có vẻ như đã giải quyết được mối bất đồng âm ỉ giữa hai quốc gia, nó lại đào sâu thêm sự rạn nứt giữa lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và một số thành phần trong quân đội về phương cách ứng xử tốt nhất đối với người hàng xóm lớn phương bắc.

Cách giải quyết của nhà cầm quyền Hà Nội trong việc đàm phán về biên giới đã gây phẫn nộ trong giới sinh viên và trí thức Việt Nam. Nhiều người cho rằng đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đang khấu tấu trước Bắc Kinh, là chỗ dựa để duy trì quyền lực chính trị của đảng.

Biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có có từ nhiều ngàn năm. Vào cuối thế kỷ 19, nhà cầm quyền thực dân Pháp, đại diện Việt Nam, và triều đình Mãn Thanh, đại diện Trung Hoa, đã ký một bản thỏa hiệp chính thức về phân định biên giới giữa hai nước. Dựa theo thỏa hiệp đó, 333 cột mốc biên giới đã được thiết lập.

Biên gìới Việt Trung phần lớn được giữ nguyên cho tới năm 1979. Sau một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu, Trung Quốc rút quân nhưng vẫn còn chiếm giữ một số vị trí chiến lược nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Khi hai nước bắt đầu lại quan hệ ngoại giao vào năm 1991, vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển chờ được giải quyết dứt khoát.

Bắc Kinh tạo áp lực cho sự đòi hỏi của họ bằng cách thương lượng những mốc thời gian để hoàn tất bản thỏa hiệp cũng như dựa trên những dữ kiện đáng nghi ngờ. Tháng 7 năm 1997, chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân thúc đẩy Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười phải hoàn tất thỏa hiệp về biên giới trước năm 2000. Kết quả là một thỏa hiệp về biên giới đã được ký kết vào giờ chót ngày 30 tháng 12 năm 1999.

Thoạt đầu lãnh đạo Hà Nội giữ kín sự hiện hữu của thỏa hiệp về biên giới. Nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giữ và kết án tù dài hạn một số những nhà dân chủ trẻ đã lên tiếng cảnh báo về thỏa hiệp biên giới nói trên cũng như một thỏa hiệp khác về việc phân định biên giới trên biển, được ký kết một năm sau.

Trong lúc vội vã hoàn thành bản thỏa hiệp biên giới năm 1999, vị trí chính xác của một số cột mốc của đường biên giới mới đã không được xác định và cần phải được đàm phán thêm. Một lần nữa, Bắc Kinh đòi hỏi là bản thỏa hiệp sau cùng phải được hoàn tất chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2008. Kết qủa là bàn thỏa hiệp sau cùng đã được hai bên ký kết chỉ một vài giờ sau khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ đêm 31 tháng 12 năm 2008.

Từ lâu, người Việt Nam tin rằng phía Trung Quốc đã lén rời nhiều cột mốc cũ đã có hàng trăm năm. Dân làng thuộc tỉnh Quảng Ninh miền đông bắc Việt Nam kể lại chuyện những cột mốc di chuyển một cách bí ẩn trong đêm và biên giới ngày càng tiến gần tới những vùng đông dân cư Việt Nam. Trong những vùng dân cư thưa thớt hơn trong lãnh thổ Việt Nam sát biên giới, đã có những tin thuật lại về việc những người Trung Hoa và những người thuộc các sắc tộc thiểu số ở Trung Hoa được định cư tại đây.

Cuộc đàm phán về biên giới đã tạo ra những ý kiến rất khác biệt trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và ngay cả một số thành phần trong quân đội. Báo cáo được tiết lộ trong tháng 12 cho biết quân đội chống lại việc nhường cho Trung Quốc một số địa điểm, cụ thể như là địa điểm khu vực bờ sông có tính chiến lược tên là Bãi Tục Lãm ở giao điểm biên giới Việt Trung và vịnh Bắc Bộ.

Ngay sau khi đài phát thanh Chân Trời Mới, một đài không được thừa nhận phát thanh trên toàn quốc Việt Nam qua làn sóng AM, loan tin về việc Bãi Tục Lãm có thể bị mất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải làm một cuộc thị sát công khai cấp tốc tại chỗ để tỏ vẻ quan tâm của đảng cộng sản và chính phủ.

Nhiều cựu chiến binh, đặc biệt là những người đã từng tham gia cuộc chiến biên giới năm 1979, đã mạnh mẽ phản đối việc nhường một phần đất đai vùng biên giới cho Trung Quốc. Trần Anh Kim, cựu trung tá trong quân đội, đồng thời là một nhà đối kháng quen thuộc, đã bày tỏ sự bất mãn của nhiều sĩ quan đã hồi hưu khi nghe biết tin nhà cầm quyền cộng sản đã nhường những phần đất mà người Việt Nam đã bảo vệ trong cuộc chiến biên giới ba thập kỷ trước.

Trước tâm trạng đó, những viên chức bộ quốc phòng có nhiệm vụ đánh dấu đường biên giới mới đã bày tỏ một cách kín đáo sự băn khoăn, ray rứt. Một số người còn đi xa hơn nữa khi thú nhận sự hổ thẹn đối với quốc gia và lịch sử. Liệu những ngưòi này nói riêng, hoặc quân đội nói chung, trong tương lai có còn tiếp tục chấp hành mệnh lệnh nữa hay không là cả một dấu hỏi.

Cho tới ngày nay, cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều không tiết lộ những chi tiết chính xác về thỏa hiệp biên giới cũng như bản đồ chính thức. Trong một cuộc phỏng vấn duy nhất dành cho giới truyền thông nhà nước, một thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm trong cuộc đàm phán đã cố gắng làm giảm nhẹ tầm quan trọng của sự mất mát những di tích quan trọng về văn hóa như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc.

Vị thứ trưởng này đã bác bỏ sự cáo buộc trên các trang blog và các trang web tại hải ngoại về việc nhà nước Việt Nam đã nhượng đất. Ông ta biện luận rằng Việt Nam đã giữ được phần lớn khu vực bờ sông Tục Lãm trong khi trên thực tế, những bản đồ lịch sử cho thấy toàn bộ phần đất này trước đây là của Việt Nam.

Chủ Quyền Đất Nước: Một vấn đề nan giải

Vấn đề nan giải đối với đảng cộng sản Việt Nam là làm sao bảo tồn được quyền lực của đảng, đồng thời không mất đi chủ quyền quốc gia. Để duy trì sự ủng hộ của Bắc Kinh về phương diện ý thức hệ, Hà nội luôn cố gắng xoa dịu ông chủ phương bắc, nhưng Bắc Kinh ít khi tỏ ra dễ chiều chuộng. Hiện thời đang có bốn tranh chấp quan trọng về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam trong những năm trước mặt.

Thứ nhất là vấn đề Vịnh Bắc Bộ, đã được phân ranh trong thỏa hiệp năm 2000, mặc dầu bản đồ chính thức tới nay vẫn chưa được công bố. Trong vài năm qua, sự kiện tàu hải quân Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá Việt Nam đã xảy ra nhiều lần, đôi khi gây tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng.

Mặc dù những ngư phủ Việt Nam này đánh cá trong những vùng biển đã nuôi sống họ trong nhiều thế hệ. Chỉ có thể giải thích hoặc là Hà nội đã nhượng vùng đánh cá này cho Trung Quốc hoặc là hải quân Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải kinh tế của Việt Nam. Dù giải thích thế nào đi nữa thì việc chiến hạm Trung Quốc bắn chìm tàu đánh cá Việt Nam đã không được truyền thông của nhà nước loan tin, mặc dù được bàn tán rất nhiều trên mạng internet.

Thứ hai là vấn đề quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Mặc dù Hà nội vẫn tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa nhưng lại không cho người dân Việt Nam biết hiện nay ai đang thực sự trấn giữ quần đảo này. Lý do là quần đảo Hoàng Sa trước đây do Việt Nam Cộng Hòa làm chủ trong thời kỳ chiến tranh và cộng sản Bắc Việt đã ngấm ngầm ủng hộ đồng minh Trung Quốc của họ đánh chiếm quần đảo này.

Thứ ba là quần đảo Trường Sa mà Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền toàn phần. Một số nước khác trong vùng Đông Nam Á thì tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo. Cuối năm 2007, Trung Quốc đã đi thêm một bước nữa bằng cách tuyên bố sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc. Mặc dù nhà cầm quyền Hà nội công khai phản đối hành động này nhưng lại đàn áp những sinh viên và bloggers đã biểu tình chống Trung Quốc.

Thứ tư là bồn trũng Nam Côn Sơn, một vùng biển có nhiều tài nguyên dầu khí nằm ngoài bờ biển phía nam Việt Nam và rõ ràng là nằm trong hải phận kinh tế của Việt Nam. Trong năm qua, Trung Quốc đã áp lực công ty ExxonMobil phải rút lui, mặc dù công ty này đã được Việt Nam cấp quyền khai thác.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, tâp đoàn China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) của Trung Quốc đã công bố một kế hoặch 29 tỉ mỹ kim để khai thác nhiên liệu trong vùng biển đông đang tranh chấp, bao gồm cả bồn trũng Nam Côn Sơn, chỉ cách Việt Nam 150 dặm (249 km) trong khi cách bờ biển cực nam đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1000 dặm (1600 km).

Trong dịp đón tết âm lịch năm ngoái, chủ tịch nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã gặp những sĩ quan chỉ huy cao cấp vùng Đà Nẵng, là bộ chỉ huy của quân khu cai quản các quần đảo đang tranh chấp. Ông Triết đã nhắc nhở những vị chỉ huy quân sự là phải đợi lệnh của trung ương, không được tự ý hành động. Lý do nhắc nhở này đến từ sự xâm nhập lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc và thái độ thiếu kiên nhẫn của một số thành phần quân đội trước sự rụt rè của chính phủ Việt Nam.

Một thập niên trước đây, giới lãnh đạo Hà nội đã có thể giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc mà không cần phải để ý tới công luận. Nhưng với tốc độ ngày nay của internet và phong trào blogger ngày một gia tăng, khả năng của nhà cầm quyền trong việc uốn nắn và kiểm soát dư luận quần chúng đã giảm thiểu một cách đáng kể. Với việc quân đội ngày càng bức xúc và quần chúng ngày càng quan tâm đến vấn đề lãnh thổ, thời mà Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam có thể ký kết những thỏa thuận bí mật với Trung Quốc đã không còn nữa.

Hoàng Tứ Duy

Bài viết nguyên thủy bằng Anh ngữ đăng trên Asia Times Online, January 14, 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.