RightsCon 2025 – Việt Tân kêu gọi Facebook ngưng tiếp tay kiểm duyệt mạng xã hội

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư đảng Việt Tân, đã kêu gọi các nền tảng mạng xã hội, trong đó có Facebook, minh bạch và không tiếp tay cho chế độ độc tài kiểm duyệt công dân tại Hội nghị RightsCon, tổ chức tại Đài Bắc, hôm 26/2/2025
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Taipei, Đài Loan – Tại Hội nghị RightsCon 2025, một trong những diễn đàn quốc tế quan trọng nhất về quyền kỹ thuật số và nhân quyền, ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư đảng Việt Tân, đã kêu gọi các nền tảng mạng xã hội minh bạch và không tiếp tay cho các chế độ độc tài kiểm duyệt công dân.

Lời kêu gọi được đưa ra trong phiên thảo luận có chủ đề “Behind the Apps: Transparency Regarding Authority Requests” (tạm dịch: “Phía Sau Ứng Dụng: Minh Bạch Về Các Yêu Cầu Từ Chính Quyền”) diễn ra ngày 26/2/2025 tại Đài Bắc, Đài Loan, do tổ chức Access Now và R3D chủ trì, tập trung vào các yêu cầu kiểm duyệt nội dung và thu thập dữ liệu người dùng từ các chính phủ. Việt Nam là một trong những quốc gia được đề cập đến, trong bối cảnh chính quyền Hà Nội liên tục gây áp lực buộc Facebook kiểm duyệt các nội dung chỉ trích đảng Cộng Sản Việt Nam.

Facebook xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2009 và nhanh chóng trở thành nền tảng quan trọng nhất đối với các nhà hoạt động, nhà báo độc lập và người dân muốn lên tiếng về các vấn đề xã hội. Chính quyền Việt Nam đã liên tục tìm cách chặn Facebook, nhưng không thành công.

Hiện nay, với hơn 70 triệu người dùng tại Việt Nam, Facebook gần như không thể bị ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam vẫn có thể gây sức ép lên Meta, công ty mẹ của Facebook, bằng cách yêu cầu nền tảng này (Facebook) xóa bỏ các bài đăng bị cho là “nhạy cảm” hoặc “chống phá nhà nước,” đe dọa chặn nền tảng này nếu không hợp tác. Nhiều tài khoản của các nhà hoạt động đã bị khóa, nội dung bị xóa mà không có giải thích rõ ràng từ Facebook/Meta.

Ông Hoàng Tứ Duy - Tổng Bí thư đảng Việt Tân (trái) trong phiên thảo luận hôm 26/2/2025, Hội nghị RightsCon 2025, Đài Bắc, Đài Loan
Ông Hoàng Tứ Duy – Tổng Bí thư đảng Việt Tân (trái) trong phiên thảo luận hôm 26/2/2025, Hội nghị RightsCon 2025, Đài Bắc, Đài Loan

Trong phiên thảo luận này, ông Hoàng Tứ Duy nêu minh hoạ cụ thể việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp trên không gian mạng nhắm vào fanpage của đảng Việt Tân (Facebook.com/viettan). Chỉ riêng từ khoảng nửa đầu năm 2024 đến cuối năm, Facebook Việt Tân liên tục bị chặn hiển thị tại Việt Nam với con số chính thức là hơn 1.000 posts theo “yêu cầu pháp lý” của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Ông Hoàng Tứ Duy cũng nhấn mạnh rằng: Chính quyền Hà Nội không thể tự đóng cửa Facebook (ở Việt Nam). Chỉ có Meta mới có thể làm điều đó, nếu họ chọn hợp tác với chế độ. Chúng tôi kêu gọi Meta không trở thành công cụ của sự đàn áp.

Tại Hội nghị RightsCon 2025, các diễn giả cũng kêu gọi các công ty công nghệ lớn công khai và minh bạch hơn về cách họ xử lý các yêu cầu từ chính quyền các nước độc tài. Bà Victoire Rio, Giám đốc điều hành tổ chức WHAT TO FIX, và Agneris Sampieri, chuyên gia từ Access Now, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát và báo cáo công khai về các yêu cầu kiểm duyệt nội dung.

Tại RightsCon 2025, ông tổng bí thư đảng Việt Tân một lần nữa nhấn mạnh thách thức đối với quyền tự do Internet tại các nước độc tài, trong đó có Việt Nam. Việc Facebook có tiếp tục là một nền tảng mở hay không sẽ phụ thuộc vào cách Meta phản ứng trước áp lực từ chính quyền.

Ông Hoàng Tứ Duy và các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục kêu gọi Meta duy trì sự minh bạch, bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, và không trở thành công cụ kiểm duyệt cho các chế độ độc tài.

#InternetFreedom #RightsCon2025 #VietnamCensorship

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!