San Jose mở đầu – San Francisco trực diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SAN JOSE – 1/11/2015: Thành phố San Jose nơi tập trung đông đảo nhất nhì cư dân tỵ nạn cộng sản bên ngoài Viet Nam, mở đầu cuộc biểu tình đột xuất trong bối cảnh Tập Cận Bình đi VN, trước tiền đình tòa Thị sảnh San Jose lúc 11 giờ ngày 1/11 vừa qua.

Một cụ già, Douglas W., lom khom đi đọc báo sớm, ngắm nhìn những hình ảnh trên những bảng biểu ngữ cầm tay, phát biểu với một thành viên tham dự, “Tôi không ưa tên TCB này! Giai đoạn Cách Mạng văn hóa ơ Hoa lục đã khiến gia đình chúng tôi trốn chạy, rồi định cư ở Mỹ. Gia đình hắn cũng bị là nạn nhân đấy chứ! Ấy mà hắn bây giờ làm chủ tịch, lạ quá!”

Một thanh niên Mỹ, Allen H., đang chạy bộ ban mai ngang khu vực, dừng chân đọc tờ giấy giải thích tại sao người Việt đang biểu tình nơi này, chân vừa nhịp chậm, mắt chăm chú đọc, miệng gật gù, “Got it, Thanks!” (Đã hiểu, cảm ơn!), rồi tươi tắn chạy về hướng đông thành phố.

“Dân tộc Việt, người tỵ nạn Việt KHÔNG mời và KHÔNG muốn nhân vật này vác mặt đến VN!

Hoàng sa, trường sa, những chứng tích bá quyền xâm lược của đảng cộng sản Tàu đã là những nhắc nhở hàng ngày cho chúng ta rằng, không ai một lúc đàn áp thẳng tay dân mình một cách dã man, lại có thể muối mặt cúi đầu nghênh đón kẻ đầu lãnh xâm lược đất nước mình!”, ông Dan H., thay mặt ban tổ chức cuộc biểu tình, lên tiếng như vậy, trước một tập hợp tham dự viên, 1/3 là người trẻ và nữ giới, trong một ngày Chủ nhật đầy dẫy những sinh hoạt đủ loại tại địa phương, nhất là ngày lễ giỗ Cụ Ngô Đình Diệm lần thứ 52.

Ông McGuire R., cùng hiền thê người Việt, tay cầm quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ, “Thế mà tên Murray gì đó, nhất giọng che đậy cho bọn xấu vi phạm nhân quyền! Freedom for VN! (hàm y của ông ám chỉ việc làm bất lương, ăn tiền của CSVN, khỏa lấp vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN tại cuộc gặp gỡ của Nguyễn Phú Trọng với nhóm CSIS (trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) mà ký giả Greg Rushford đã phanh phui ).

Sáng chủ nhật 1 tháng 11, trên trời cao mây trắng mây xanh nhẹ nhàng bay, dưới tiền đình City Plaza của toà cao ốc Thị chính San Jose, đoàn người biểu tình tuyệt chỉ trang phục cho mình màu xanh màu trắng.

“Cùng đồng hành với những chiến sĩ dân chủ đang đấu tranh tại quốc nội, cũng như hoà nhịp với đồng hương tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, chúng ta khẳng quyết bảo vệ chủ quyền đất nước và quyền sống của dân tộc VN!”, cô Lynn N., nhỏ nhẹ, “chúng cháu chẳng dám làm hơn, nhưng cũng sẽ hứa không làm ít!”

Người ta nghe được trên những mảnh trò chuyện qua điện thoại những tin vui tương tự khắp nơi, xảy ra những múi giờ trước sáng nay. Sáng nay, sau nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, đoàn biểu tình thong thả tuần hành bên lề đại lộ Santa Clara, tiếng róc rách nước chảy, sương bay, gió đùa trên những hòn đá trang trí cho khu vực, như thầm kín đồng tình.

Khi sáng đổi trưa, rồi trưa qua chiều, đoàn biểu tình cùng nhau nguyện cầu cho quốc thái dân an, rồi làm vệ sinh khu vực và giải tán. Xa xa, “Hẹn anh chị tại Laguna sáng thứ tư mồng 4/11 này nhé!” Laguna là tên góc đường ở San Francisco nơi tọa lạc lãnh sự quán của Trung cộng, và ngày thứ tư bên này trùng với chuỗi ngày CSVN tiếp đón Tập Cận Bình tại Hà nội.

Dan Hoàng tường thuật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…