Sán lợn và 10 chuyện gớm ghiếc chung quanh

Trong khi số trẻ em tỉnh Bắc Ninh nhiễm sán lợn tiếp tục tăng cao bất thường, các phụ huynh chờ chực đến phiên khám bịnh cho con em tại các bịnh viện. Ảnh: Phapluatplus
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện gớm ghiếc thứ nhất là chuyện nhà trường bao che vụ việc khi để các em học sinh ăn thịt nhiễm sán rồi mà vẫn không tố cáo bọn bất lương, để họ tiếp tục giao thịt gà thối cho các em. Đặc biệt, các phụ huynh đưa hình ảnh lên mạng tố cáo thì bị đe dọa, bắt lấy xuống.

Chuyện gớm ghiếc thứ nhì là nhà trường không có biện pháp gì giúp phụ huynh trong việc chẩn bệnh cho các em mà để gia đình tự lo liệu lấy. Lỗi mình gây ra nhưng hậu quả thì bỏ mặc cho người khác một cách vô trách nhiệm.

Chuyện gớm ghiếc thứ ba là cơ quan An toàn Thực phẩm và cả ngành Công an đã không hề có những động thái nào để trừng phạt công ty cung cấp thực phẩm Hương Thành. Đây là một sự đồng lõa với tội ác!

Chuyện gớm ghiếc thứ tư là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, cho rằng sự việc này “không có gì bất thường!” Câu nói này là cả một sự nhẫn tâm đối với cả ngàn phụ huynh, khi mà họ đang lo lắng cho tình trạng con em mình.

Chuyện gớm ghiếc thứ năm là GS Nguyễn Văn Kính, với tư cách Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mà lại cho rằng cả trăm trẻ em bị nhiễm sán lợn là “nằm trong tỉ lệ cho phép!” Cho dù dao động của người Việt Nam là dương tính 10 – 12% trên số xét nghiệm. Tỉ lệ 11% ở vào thế mấp mé thì cũng không nên bảo dân đừng lo. Đây là một kiểu lạc quan tếu!

Chuyện gớm ghiếc thứ sáu là giải quyết quá chậm chạp, hay nói đúng hơn là các cơ quan chức năng bị đẩy vào thế phải chạy theo nhu cầu phản đòn chứ không có thiện chí giải quyết rốt ráo vụ việc. Sự kiện đã xảy ra từ ngày 14/2 mà cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn còn trong tình trạng “các cơ quan chức năng đang khẩn trương xem xét”.

Chuyện gớm ghiếc thứ bảy là ngày 19/3, trong buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết vẫn chưa có cơ sở khẳng định nguyên nhân học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh là do ăn thịt lợn được cung cấp bởi nhà trường. Đành rằng nhiễm sán có thể đến từ những nguyên nhân khác nhưng không thể nào nói học sinh ăn thịt lợn nhiễm sán từ nhà trường là sẽ không bị gì! Đây là cách nói lấy được!

Chuyện gớm ghiếc thứ tám là vô tâm khi cũng chính ông Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong này cho biết, các em mới nhiễm sán không cần chữa trị, đợi sán trưởng thành rồi hãy uống thuốc. Tại sao lại phải đợi, trong khi các bậc cha mẹ thì lòng thương sót con, họ cứ như ngồi trên đống lửa!

Chuyện gớm ghiếc thứ chín là Bộ Y tế không có những kế hoạch nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết rốt ráo vấn đề nhằm khắc phục hậu quả như cho xét nghiệm miễn phí toàn thể học sinh và cả người trong nhà, phát thuốc miễn phí cho người đã bị nhiễm. Cấp tốc tổ chức những buổi hướng dẫn, giải thích cho phụ huynh biết cách phòng ngừa lây lan giữa những người trong gia đình cũng là điều mà Bộ Y tế vẫn chưa thực hiện.

Chuyện gớm ghiếc thứ mười là Bộ Y tế chưa bao giờ lên tiếng nhận trách nhiệm cuối cùng  của mình trước mọi xì-căng-đan lớn xảy ra trong ngành y tế của mình, nhất là bà Bộ trưởng Kim Tiến thì không bao giờ biết đến 2 chữ từ nhiệm.

Nhìn lại toàn bộ vụ việc, gẫm ra các lãnh đạo CS là những người bất tài, chỉ ngồi đó hưởng lương từ tiền thuế của dân. Hóa ra, họ cũng là loài ký sinh trùng sống tầm gởi như sán lợn, và họ cũng đáng gớm ghiếc như tấm hình minh họa!

[ NH ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.