Sao hỏi người mà không hỏi mình?

Cố Tổng Thống Mỹ Kennedy (trái) và CHủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh chụp FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Bậc quân tử luôn trách mình mà không trách người. Bởi vì từ khi bắt đầu đi học đã được bố mẹ và thầy cô răn dạy: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Bậc thứ dân, muốn trách người thì phải biết người sẽ trách lại, ấy là do “Lòng vả cũng như lòng sung”.

Kẻ tiểu nhân thì luôn chỉ biết trách người.

2. Trong lễ nhận chức ngày 20 tháng Giêng, 1961 Tổng Thống Kennedy đã có “mệnh đề” bất hủ: “Và như vậy, các bạn Mỹ của tôi: hỏi không phải đất nước của bạn làm được gì cho bạn – hỏi bạn làm được gì cho đất nước của bạn. Các bạn công dân toàn thế giới của tôi: hỏi không phải Mỹ sẽ làm được gì cho bạn, mà cùng nhau chúng ta sẽ làm được gì cho tự do của con người” (And so, my fellow americans: ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country. My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man).

3. Hoàn cảnh và mục đích của “mệnh đề” trên trong diễn văn nhận chức của TT Kennedy hoàn toàn khác biệt với điều bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói về sửa đổi “Luật Thanh Niên” hôm 10 tháng Chín, 2019:

“Ra luật này thanh niên đọc, nghiên cứu thì phải thấy chúng ta phải làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải Tổ quốc phải làm gì cho ta” (Thanh Niên 10/9/2019: Chủ Tịch Quốc Hội: ‘Sửa luật để giúp thanh niên thấy mình đã làm gì cho Tổ quốc‘).

Cần lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu bà Chủ Tịch Quốc Hội đòi hỏi người khác “Làm được gì cho Đất nước?”; Và cũng không phải lần đầu bà Chủ Tịch Quốc Hội sử dụng cách diễn tả của TT Kennedy như của chính bà!

4. Ra luật mà đọc xong biết phải làm gì cho Tổ quốc thì thật là thần diệu! Nói cho “tự mừng”, nếu có khả năng ra luật như vậy thì nên ra nhiều luật nữa để “Trung Quốc đọc, nghiên cứu” thì Trung Quốc thấy không xâm phạm được biển đảo Việt Nam!

5. Ngồi ở ngôi cao gánh vác vận mệnh quốc gia, lại không chịu tự hỏi mình “Đã làm gì cho Đất nước”? mà quay sang hỏi thứ dân “Đã làm gì cho Đất nước”?

Đó là chuyện ngược đời chỉ có ở thời vận nước gãy khúc. Nó báo hiệu một sự đổi ngôi tất yếu phải đến.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

Vấn nạn “nhạt chính trị” nơi nghị trường Quốc Hội

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?