Sâu chúa là ai, hay là cái gì khác?

Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tô Anh Dũng (phải) thừa ủy quyền của thủ tướng trao bằng khen cho đại diện Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao, bà Cục Trưởng Nguyễn Thị Hương Lan. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ca ngợi lãnh đạo cục Lãnh sự bộ Ngoại giao, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tổ chức tốt 183 chuyến bay đưa 42.205 công dân gặp khó khăn trong đại dịch từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Báo Quốc tế đánh giá: Các chuyến bay trên thể hiện công tác bảo hộ công dân thường xuyên, được triển khai một cách đồng bộ, tiếp tục là trụ cột, là chỗ dựa tin cậy của người dân.

Cũng trên báo ngành Ngoại giao này bà Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nói: “Với vai trò là cơ quan đầu mối trong công tác tổ chức chuyến bay về nước, Cục Lãnh sự đã tham gia tích cực trong việc điều tiết chuyến bay, giải quyết hài hoà bài toán nhu cầu hồi hương của công dân và nhiệm vụ chống dịch trong nước, đồng thời xử lý một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Không ai rõ ý của bà cục trưởng “một số vấn đề phát sinh” là gì?

Thì đây, hơn một năm sau ngày 28/1, trung tướng Tô Ân Xô đã cho biết những vấn đề phát sinh ấy là gì, khi thông báo: “Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại cục Lãnh sự. Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân“.

Cơ quan an ninh điều tra đã bắt tạm giam Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự cùng một loạt cộng sự của Lan.

Phan Quốc Việt ông chủ Việt Á nhận huân chương Lao động do thành tích chống dịch, hiện trong trại giam sẽ bớt buồn tủi khi được gặp người cùng cảnh là Nguyễn Thị Hương Lan cắp theo bằng khen của Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao cũng với thành tích chống dịch ấy.

Khốn nạn, chị Doan ơi, chị chỉ được cái nói đúng: Chúng ăn không từ một cái gì.

Còn anh Tư Sang ơi, anh cũng chỉ được cái nói đúng: Lúc nhúc bầy sâu.

Tại sao đụng vào bất cứ đâu cũng thấy lũ sâu bẩn thỉu, gớm ghiếc, tham lam mà trước đó đều khoác chiếc áo gấm đạo đức vì nước thương dân, trung thành với đảng ngời sáng?

Sâu chúa đẻ ra bầy sâu là ai? Có phải sâu chúa chỉ là một cá nhân nào đó như có lần anh Tư Sang ám chỉ, hay là “cái gì khác”?

Nếu là “cái gì khác” thì từng thanh củi bác cả cho vào lò chả tác dụng bao nhiêu vì cái gốc của tham nhũng, ăn cướp bẩn thỉu vẫn ung dung ngoài lò, bởi nó là “cái gì khác.”

Mà “cái gì khác” ấy là gì? Dân ai cũng biết. Vậy tại sao một điều đơn giản dân ai cũng biết mà các quan ngài không biết?

Lưu Trọng Văn

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.