Sau Khi Ông Kiệt Chết!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 6.2 kb

Tuần qua, dư luận trong và ngoài nước chú mục đến cái chết của ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng CSVN. Ông qua đời trong một bệnh viện ở Singapore sáng thứ tư 11-6 vì bệnh viêm phổi, thọ 85 tuổi. Ngay lập tức, truyền thông quốc tế và báo chí của người Việt hải ngoại đã loan tải tin này. Trong khi đó báo chí nhà nước hoàn toàn im lặng. Có báo điện tử vừa đăng tin, liền bị buộc phải lấy xuống.

Mãi hai ngày sau đó, bế tắc mới được khai thông. Việc im lặng một cách khó hiểu trong 48 tiếng đồng hồ cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất là bản thân ông Kiệt có một số điều “mắc míu” với một số người, cần phải xem xét kỹ trước khi xác định cách đối xử với xác chết của ông ta. Thứ hai là các phe phái trong đảng CSVN kềm chế nhau rất gắt, phe theo ông Kiệt không dám tự làm rình rang về việc chôn cất ông. Vì thế, phải chờ bộ máy lãnh đạo họp khẩn, sau đó mới có quyết định cử hành quốc tang cho ông Kiệt, và làm một cách khá hấp tấp. Tang lễ của ông cử hành ngày chủ nhật, chỉ 2 ngày sau khi báo đảng loan tin.

Một ý kiến khác cho rằng CSVN phải thận trọng vì e ngại một trường hợp tương tự như Thiên An Môn ở Trung cộng năm 1989, đã bùng nổ sau cái chết của cựu tổng bí thư Hồ Diệu Bang. Hai nhân vật này thực ra khác nhau, ông Kiệt không hề có hành động mạnh mẽ như họ Hồ, và ông không được sự hậu thuẫn rộng rãi của đa số quần chúng.

Sau khi được phép loan tin về cái chết của ông Kiệt, báo nhà nước không tiếc lời đề cao ông. Tất cả những thành tích từ thuở ông nằm vùng ở miền Nam trước 1975, lúc ông làm bí thư thành uỷ Sài Gòn sau đó, và đặc biệt thời gian ông làm thủ tướng, đã được đăng tải với hàng tựa lớn trên trang nhất của mọi tờ báo đảng. Ông được mô tả là một cán bộ hiền hoà, bình dân, và đi tiên phong trong việc đổi mới, cải cách kinh tế, đưa đất nước đi lên. Cán bộ các cấp kể lại những mẩu chuyện liên quan đến thời gian làm việc bên cạnh “bác Sáu” . Báo đảng tiếc thương ông: “Sự ra đi của đồng chí Võ Văn Kiệt là một tổn thất lớn cho đảng, nhà nước và nhân dân ta”.

Với cái nhìn phiến diện về vấn đề Việt Nam, truyền thông quốc tế cũng đề cao hình ảnh “đổi mới” của ông Kiệt. Tờ Le Monde ở Pháp xưng tụng ông là “kiến trúc sư đổi mới”. Đài BBC đi tựa đề lớn: “Ông là thủ lĩnh phe cộng sản cấp tiến” …. Vì là người ngoài cuộc, và không có kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn với cộng sản, họ không hề quan tâm đến mục tiêu của những chính sách này, hoặc đề cập đến những “mảng tối” trong thời đại Võ Văn Kiệt.

Ông Kiệt giữ chức chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng năm 1988, làm thủ tướng năm 1991 trong tình hình rất phức tạp. Giữa năm 1990, bộ đội Việt cộng phải rút quân ra khỏi Campuchia sau 10 năm chiếm đóng nước này. Việc tìm kiếm công ăn việc làm cho đạo quân nửa triệu người đã gia tăng gánh nặng cho chế độ trong lúc chính sách gọi là “đổi mới” được thực hiện từ giữa thập niên 80 bởi tổng bí thư CSVN Nguyễn Văn Linh vẫn không có kết quả. Chính sách của CSVN sau 1975 đã phá hủy toàn bộ nền móng sản xuất của miền Nam, gom tất cả tiềm lực kinh tế vào các công ty quốc doanh và hợp tác xã. Hệ thống này hoàn toàn phá sản vào cuối thập niên 1990, làm gia tăng nạn nghèo đói khắp nơi. Cũng trong thời gian đó, các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã làm mất chỗ dựa của CSVN về phương diện ý thức hệ cũng như làm cho nền kinh tế kiệt quệ của Việt Nam thêm lao đao. Trước đó, CSVN lệ thuộc nặng nề vào Liên Xô và khối COMECON, xuất cảng 44% và nhập cảng 67% từ những nơi này. Lợi tức trung bình của người dân Việt Nam vào thời gian đó chưa tới 200 đô la một năm, vào hạng chót trên thế giới.

Trước tình hình đen tối nói trên, Võ Văn Kiệt trong vai trò thủ tướng không còn con đường nào khác hơn là phải cải cách kinh tế, mở cửa để tìm kiếm đầu tư quốc tế. Ông tiếp tục con đường mà Nguyễn Văn Linh đã mở ra vào năm 1986, bây giờ ở trong hoàn cảnh thuận lợi hơn, vì trước cảnh đói nghèo toàn quốc, chế độ không còn mạnh mẽ hô hào “tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội” , mà phải tìm cách tự cứu.

Trong xu hướng đó, chính sách của Võ Văn Kiệt vẫn chỉ là những biện pháp kinh tế cần thiết, mang danh xưng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” , để tránh viễn cảnh “xuống hố cả nút” , nhằm củng cố chế độ, chứ không phải thực hiện dân chủ để giải quyết tận căn bản tình trạng lạc hậu của Việt Nam. Chính sách này hoàn toàn rập khuôn con đường gọi là “hiện đại hóa” của Trung cộng từ thời Đặng Tiểu Bình, nghĩa là chú tâm nâng cao sản xuất, giải quyết bài toán kinh tế, trong khi vẫn “kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa”, duy trì độc quyền cai trị của đảng cộng sản. Quan điểm này được thể hiện rõ khi ông trả lời phỏng vấn báo Singapore Straits Times tháng Sáu năm rồi, cho rằng Việt Nam không cần đa đảng: “Nếu độc đảng có thể lãnh đạo đất nước và phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định, đáp ứng được yêu cầu của người dân, thì không cần thiết phải có những đảng mới”.

Người ta cũng thấy rõ hơn về điều này trong việc đàn áp đối kháng khi ông Võ Văn Kiệt cầm quyền. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị kết án 20 năm tù (11-1991), luật sư Đoàn Thanh Liêm bị xử 12 năm tù (5-1992), giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị xử 15 năm tù (3-1993), 5 thành viên của Liên Minh Hùng Gia Đại Việt bị xử tổng cộng 47 năm (12-1993), giáo sư Nguyễn Đình Huy bị lên án 15 năm tù (8-1995), tiến sĩ Hà Sĩ Phu bị giam một năm (12-1995)… Đầu năm 1997, để gia tăng đàn áp phong trào dân chủ, ông ban hành nghị định 31/CP cho phép giam giữ không cần xét xử những người đối kháng. Ông còn ký nghị định 96/CP vào tháng 11-1997 thành lập Tổng Cục 2 để khống chế những thành phần khác trong đảng cũng như “đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu chống lại đảng và nhà nước CSVN”. Về phương diện tham ô, ông Võ Văn Kiệt cũng có nhiều thành tích. Đáng nói nhất là việc thực hiện đường dây 500 kilo Volt để tải điện từ Bắc vào Nam. Đây là một vụ ăn cắp khổng lồ lên đến hàng chục triệu Mỹ kim, khiến bộ trưởng năng lượng Vũ Ngọc Hải bị tống giam. Ông Kiệt an ủi đàn em thân tín của mình bằng cách mang rượu champagne vào tù để gắn huy chương cho Hải. Bà vợ sau cùng của ông Kiệt mang danh là “Bà 10%”, vì luôn đòi chia phần 10% của những gói thầu được thông qua.

Đó là thành tích cầm quyền của ông Kiệt. Sau khi rời chức vụ, người ta nghe thấy ông phát biểu một số điều mới lạ. Ông nói về vấn đề “hòa hợp – hòa giải”: “Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ Quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.” “Ngày 30-4 có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn”. “Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng – thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy…”… Ông lo lắng cho dân nghèo: “Việt Nam cần có những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo”. Ông bênh giới công nhân: “Đảng Cộng Sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân… nhưng giai cấp công nhân trong thực tế không biết và không có quyền được biết đội tiên phong của mình đang làm gì.” Ông chỉ trích việc xây tòa nhà quốc hội, ông phê phán việc “quy hoạch” Hà Nội… Những lời nói của ông làm mát lòng nhiều người, nhưng đến đó là hết. Trước sau như một, ông vẫn chủ trương duy trì chế độ cộng sản, ngăn cản bước tiến của dân tộc.

Ông Kiệt đã nằm xuống. Bạn bè ông có thể ca tụng cách cư xử tốt của ông đối với bạn. Tuy nhiên không thể thương tiếc “ông ra đi mang theo triển vọng đổi mới đất nước”. Khi ông còn sống, tiếng nói của ông đã không nhằm canh tân đất nước, thì khi ông chết, chuyện này lại càng bất khả. Chính những người đương quyền phải chịu trách nhiệm về việc tiếp tục ngăn cản bước tiến của dân chủ. Chính họ phải từ bỏ thể chế độc tài hiện nay. Tất cả là do họ, chứ không thể đổ cho hồn ma của ông Kiệt, bởi vì họ là người đang nắm trọn quyền hành trong tay. Đừng để cho họ trút trách nhiệm lên một người đã ra đi!.

Trần Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.