Sinh Viên Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Quốc Tại Hà Nội Và Sài Gòn Lần Thứ Hai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, vào lúc 8h20 sáng chủ nhật ngày 16/12/2007, tại Hà nội, trước cửa tòa đại sứ quán Tàu cộng (trong nước gọi la Trung Quốc), đã diễn ra một cuộc biểu tình của khoảng 300 sinh viên và trên 200 người dân, để phản đối việc Tàu cộng xâm chiếm, thôn tính 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cuộc biểu tình đã kéo qua tòa đại sứ quán Tàu cộng dọc đường Chu Văn An và dừng lại ở bờ rào Sứ quán Tàu cộng khoảng 25 phút. Những người biểu tình mang theo biểu ngữ “Đả Đảo Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa’’ , ’’Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam’’, có cả biếm họa, bằng tiếng Việt, Trung, và cả tiếng Anh. Họ dừng lại cạnh bờ rào sứ quán Tàu cộng, hô to các khẩu hiệu trên bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung và hát các bài hát yêu nước, có chụp ảnh quay phim rất nhiều.

JPEG - 174.9 kb

Tham gia biểu tình chủ yếu là sinh viên, có cả các cháu thiếu nhi khoảng 11-12 tuổi, có cả phóng viên quốc tế đến ghi hình và hình như có cả phỏng vấn nữa. Đến 8h45’ khoảng trên 60 công an Việt cộng áo vàng và cảnh sát 113 Việt cộng đi theo, trước và sau đoàn biểu tỉnh, ép đoàn biểu tình đi tiếp. Vượt qua phố Nguyễn Thái Học, đoàn biểu tình chống Tàu cộng đi theo phố Tôn Đức Thắng, sát tường sứ quán và họ dừng lại nhiều lần để hô vang các khẩu hiệu chống Tàu cộng.

Những người đi xe gắn máy, ô-tô trên đường đứng sững lại tò mò bàn tán, chỉ trỏ về phía đoàn biểu tình, tỏ vẻ thái độ rất là ủng hộ đoàn biểu tình. Chỉ có xe cảnh sát 113 của Việt cộng, mang theo loa điện, có biển số là 31A6295, lớn tiếng kêu gọi cảnh cáo đoàn biểu tình phải giải tán. Nhưng họ cũng) không đưa ra lời đe dọa là sẽ đàn áp. Đoàn biểu tình đi hết bờ tường sân dọc phố Tôn Đức Thắng, thì rẽ theo phố Quốc Tử Giám, và tiếp tục hô khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc.

Công an Việt cộng ngăn trước cổng Quốc Tử Giám, đoàn biểu tình chống Tàu cộng đi tiếp và quẹo vào dọc phố Văn Miếu. Có thể định quay lại trước cổng Sứ quán Tàu cộng, đến ngã ba giáp phố Nguyễn Khuyến, thì công an Việt cộng ra chặn lại bắt đi vô phố Nguyễn Khuyến. Tại đây có xảy ra xô xát của công an, nên đoàn biểu tình dừng lại. Bất ngờ có đoàn biểu tình thứ hai, không hiểu có qua được đại sứ quán Tàu cộng để đả đảo hay không, nhưng lại bị công an Việt cộng ép đi ngược từ phố Nguyễn Thái Học theo phố Văn Miếu thì gặp đoàn biểu tình thứ nhât. Tiếng vỗ tay của những người biểu tình và dân chúng đi đường, người bán hàng ở hai bên phố Văn Miếu ầm ầm. Hai đoàn biểu tình nhập lại thành một đoàn lớn. Lại kéo đi hô khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc, ngược lại đưòng mà đoàn biểu tình thứ nhất đã đi, đi từ phố Văn Miếu sang phố Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng để vượt sang lại Sứ quán Tàu cộng, nhưng tụi công an Việt cộng ra tay cản đường.

Đến ngã tư phố Tôn Đức Thắng cắt phố Nguyễn Thái Học, để quay lại đường Chu Văn An, thì công an Việt cộng xô đẩy đoàn biểu tình quay lại. Xe cảnh sát 113 Việt cộng, mang biển số 31A6295, có loa lại cất lời cảnh cáo gay gắt hơn: ’’Công an yêu cầu Đoàn biểu tình phải giải tán’’.

JPEG - 167.3 kb

Đến ngã tư phố Tôn Đức Thắng cắt ngang phố Quốc Tử Giám, đoàn biểu tình băng qua đường để đi tiếp theo phố Cát Linh, rồi phố Giảng Võ. Lúc này đoàn biểu tình đã cuốn hút thêm nhiều người tham gia, từ thanh niên đến các bà già, thiếu niên, các bác trung niên. Tiếng hô đả đảo Trung Quốc vang rền. Người đi đường chạy xe gắn máy chầm chậm, cùng hô khẩu hiệu với đoàn. Có thể đến hơn trăm người quay Camera, chụp ảnh, chụp bằng điện thoại di động… Đi đến ngang cổng Đại Học Y Tế Công Cộng, thì ngoài hơn 60 cảnh sát áo vàng, cảnh sát 113 của Việt cộng, lại được bổ sung lập tức 3 xe tải loại trên 40 người. Đó là các xe đề Cảnh sát cơ động, có biển số là: 31A7230, 31A8258, 31A8298 chở từ 120-150 CSCD (Cảnh Sát Cơ Động) đổ quân xuống trước cổng Đại Học Y Tế Công Cộng. Mỗi cảnh sát cơ động cầm một dùi cui điện, mặc áo rằn ri, chạy rầm rập, mặt mũi đằng đằng sát khí, nói vào đoàn biểu tình đe dọa.

Đến ngã ba phố Giảng Võ, cắt ngang phố Trần Huy Liệu, đoàn người biểu tình đi theo phố Trần Huy Liệu, lúc này đã là 11h15’ sáng ngày chủ nhật 16/12/2007, nhiều người đi theo đoàn biểu tình chắc rằng sẽ có một cuộc đàn áp đẫm máu của công an Việt cộng. Nhưng các bạn sinh viên đã rất tự tin, vẫn tiếp tục đả đảo Trung Quốc xâm lược. Đến ngang số nhà 101-phố Trần Huy Liêu đoàn biểu tình bị chặn lại bởi một rừng dùi cui của Cảnh sát cơ động của Việt cộng. Một số vượt đường sang để đi đến Đại sứ quán Nhật Bản, để biểu tình thì bị giải tán.

Công an Việt cộng đã bắt đi 2 người:

- Một phụ nữ trên dưới 50 tuổi.
- Một sinh viên cao dong dỏng, khoảng độ 22-23 tuổi, khá điển trai, anh sinh viên trẻ tuổi này còn quàng lá cờ đỏ sao vàng trên vai.

Hai người bị bắt cố giằng lại, không lên xe của cảnh sát biển số 31A6295, nhưng bị đám cảnh sát cơ động, cảnh sát 113 Việt cộng đông nhung nhúc như giòi bọ, và bị một tên an ninh mật vụ cộng sản ăn mặc thường phục đẩy lên xe cảnh sát, rồi chạy biến mất như ma đuổi.

Các xe cảnh sát có thùng để trống loại nhỏ chạy theo đoàn biểu tình cả buổi có cả các xe mang biển số 31A7515, 31A6295…

Điều đặc biệt là lúc 9h40’ sáng ngày 16/12/2007 xảy ra cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lấn lần này có 1 xe ngoại giao đậu ở lề phố Văn Miếu – Nguyễn Khuyến, không hiểu có phải là xe của phía Tàu cộng hay không. Xe gắn biển ngoại giao đó mang biển số 29NN00102.

Tham gia giải tán đoàn biểu tình ở ngã ba Giảng Võ – Trần Huy Liệu, một cán bộ hưu trí ra cổ vũ biểu tình, đã nhận diện có tên Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh-Giám đốc Công An Hà nội, mặc quần áo vét, thường phục.

Một xe con mang biển B có số hiệu 31B3456, thì cho 4 vị mặc thường phục đi theo cả đoàn hơn 2 giờ đồng hồ, thì cho rằng có “phản động nước ngoài’’ xúi dục. Sinh viên các đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Bách Khoa, đại học Văn Hóa.

Trên đây là những tin sơ khởi của một người đi theo đoàn biểu tình chống Tàu cộng xâm lược từ 8h25 đến lúc bị công an Việt cộng giải tán lúc 11h20’ ngày chủ nhật 16/12/2007 tại thủ đô Hà Nội “ngàn năm văn hiến, nổi danh truyền thống ’’anh hùng’’ chống giặc ngoại xâm” của Việt Nam.

Bản tin trên được Nhóm Phóng Viên Dân Chủ Nhân Quyền Edit lại từ một bản tin tiếng Việt gõ không dấu từ nguồn tin quốc nội gửi cho Nhóm Phóng Viên Dân Chủ Nhân Quyền. Kết luận:
TÀU CỘNG LÀ KẺ CƯỚP NƯỚC, VIỆT CỘNG LÀ KẺ BÁN NƯỚC TRÂNG TRÁO!

Cập nhật lúc 14h30 giờ theo giờ Stockholm
Stockholm, Sweden (Trung Tâm Dân Chủ Nhân Quyền Số 1 Thế Giới)
Date: December 16th, 2007
Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền Việt Nam tại Hải Ngoại.

****

** Muốn biết thêm thông tin về cuộc biểu tình ngày 16 tháng 12 tại Hà Nội và Sài Gòn, xin bấm vào nối kết dưới đây:

http://blog.360.yahoo.com/blog-QioO_DQwda43rYfhk3mrGf81wrxd3z4-?cq=1&p=3105

****

Video Clip Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Quốc (16-12-2007)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.