Sợ biểu tình: bệnh đã đến hồi di căn

Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Dự luật đặc khu hôm 10-6-2018. Địa điểm: Vòng xoay Lăng Cha Cả, Công viên Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Facebook
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 26 tháng 4 một bài báo trên Thanh Niên Online của nhà báo Trung Hiếu có tựa: “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình” thì ngay buổi chiều cũng bài báo ấy đã được sửa cả tựa lẫn nội dung: “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nỗ lực làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng”. Tựa hai bài báo cách nhau một trời một vực và xem ra cái tựa sau rất ngớ ngẩn vì nội dung là bài phát biểu của ông Nhân trong vai trò Bí thư Thành ủy thành phố nói trước cán bộ cấp tướng nghỉ hưu tại TP.HCM nhân kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước thì làm sao lọt doanh nghiệp vào trong đó?

Thật ra ngay khi bài báo thứ nhất xuất hiện thì cộng đồng Facebook đã chia nhau loan tải với những nhận định thú vị từ tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân về chống biểu tình. Người đứng đầu thành phố cho rằng Công an TP.HCM cần phối hợp với Bộ Tư lệnh TP.HCM xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về TP.HCM biểu tình như lần trước vào ngày 10 tháng Sáu năm 2018 quy tụ hơn 10 ngàn người từ nhiều nơi về thành phố chống lại dự luật 99 năm của Đặc khu.

Người dân tại Sài Gòn tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu ngày 10/6/2018. Ảnh: RFA

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho hay hết tháng 6 năm 2018, TP.HCM thống kê có khoảng 600 người dẫn đầu, dẫn dắt, tổ chức biểu tình để có phương án phụ trách từng người, khi có biểu hiện lôi kéo, tụ tập sẽ có biện pháp xử lý ngay. Những người kêu gọi ra đường biểu tình cũng sẽ bị chính quyền, đoàn thể nhắc nhở ngay. Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Sau tháng 6 năm 2018, TP.HCM hứa với Bộ Chính trị, hứa với Chính phủ là TP.HCM sẽ không có biểu tình.

Những tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân hoàn toàn không xa lạ đối với cấp lãnh đạo Cộng sản dù thấp nhất huống chi là một Bí thư Thành ủy như ông. Từ lâu biểu tình là kẻ thù của người Cộng sản, không có chữ biểu tình trong tự điển Cộng sản vì nó là nguyên nhân, động cơ và lực hút khủng khiếp của nhân dân để làm sụp đổ một chế độ, bất cứ chế độ nào mà người dân chán ngán.

Hiến pháp Việt Nam dù có ghi rõ là người dân có quyền biểu tình nhưng không bao giờ cái luật tốt đẹp ấy được chính phủ trình cho Quốc hội để ban hành. Nó như con cá gỗ của người nghèo trong mâm cơm, chỉ để nhìn và tự thắng lợi tinh thần dù sao thì gia đình mình cũng có cá để mà …gắp.

Động lực thúc đẩy biểu tình của người Việt trong thời gian qua phát xuất từ yếu tố Trung Quốc hơn là từ phản ứng trước sự cai trị ngạo mạn, chà đạp người dân của chính quyền. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhiều năm về trước được lập lại bài bản và có tổ chức hơn vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 sau khi Quốc hội manh nha thông qua dự luật Đặc khu trong đó cho phép doanh nghiệp nước ngoài có thể thuê đất với thời hạn 99 năm và người dân phát hiện ra rằng những “doanh nghiệp” nước ngoài tiềm năng không ai khác hơn là Trung Quốc.

Tuy người dân biểu tình vì yếu tố Trung Quốc nhưng chính quyền rất sợ hãi. Cái sợ thứ nhất là phật lòng người bạn lớn, cái sợ thứ hai quan trọng hơn là những tổ chức chống chính phủ âm thầm nằm trong dân chúng sẽ nhân cơ hội để lật đổ chế độ. Hai cái sợ cùng lúc đẩy chính quyền sát với bờ vực bạo loạn mà người cộng sản thường ví von là “bạo lực cách mạng”. Họ biết hơn ai hết cách mạng chỉ xảy ra từ đám đông của quần chúng, thiếu đám đông không một cuộc nổi dậy nào thành công cả.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không ngoài nỗi sợ ấy và ông hứa với Bộ chính trị là phải phép, nếu không, hai cuộc cách mạng đã và đang xảy ra hiện nay khó làm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam không dè chừng đó là hai cuộc biểu tình dậy sóng tại Venezuela và Algerie mỗi nơi một cách nhưng mục đích chung là lật đổ chế độ hiện hành.

Hàng triệu người thay nhau biểu tình ngày này sang ngày khác đòi lật đổ chính phủ tại Algerie chính là hình ảnh người Việt hôm nay: thờ ơ với chính trị, cam chịu trước bạo quyền, không màng tới tương lai đất nước và nhất là tìm kiếm cái ăn cho gia đình trước nhất. Thế mà bỗng nhiên hàng triệu người đứng dậy khi Tổng Thống Abdelaziz Bouteflika của Algerie, cầm quyền từ 20 năm qua muốn tiếp tục cai trị một xứ gần 45 triệu dân mặc dù ông không còn khả năng của một người bình thường: ngồi xe lăn và liệt nửa người sau một cơn tai biến.

Trùng hợp với sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng trên chính trường và nguy cơ trước tai họa “Một vành đai, một con đường” người dân Việt Nam có thể tụ họp lại đòi chính quyền một câu trả lời thỏa đáng về tình hình đất nước trước họa ngoại xâm về kinh tế và chủ quyền, vì vậy phản ứng của ông Nguyễn Thiện Nhân là có điều kiện và có lẽ không riêng gì tại TP.HCM mà các thành phố quan trọng khác đều chuẩn bị phương án đối phó với người biểu tình cũng nên?

Có lẽ do lo sợ phản ứng của người dân từ bài báo thứ nhất, Ban Tuyên giáo thành phố đã chỉ đạo cho báo Thanh Niên điều chỉnh lại nội dung mà ông Nhân phát biểu. Có lẽ cũng vì vậy mà cái tựa “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nỗ lực làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng” được thay vào.

Điều thú vị là trong bài thay thế ông Nhân trở nên hiền lành đến ngạc nhiên khi phát biểu: “để không có những vụ tụ tập đông người, phải lo cho dân, an dân, làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng. Đối với những thông tin xuyên tạc, kích động, chống đối chế độ thì phải có thêm những biện pháp khác, như: thông tin chính xác về tình hình thực tế, phản bác thông tin bịa đặt, vu cáo; chính sách đền bù tái định cư phải đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của dân; chống tham nhũng; tiếp thu ý kiến của nhân dân kể cả qua tin nhắn, hình ảnh…”

Dù hiền lành hay chuyên chính thì căn bệnh sợ biểu tình cũng không thể nào chữa trị, nhất là tình hình hiện nay, người dân chỉ thấy một màu xám trong đời sống. Vừa mù mịt vừa ngột ngạt, không khí chính trị Việt Nam không có cơ hội bừng sáng như cách đây hơn 70 năm Đảng Cộng Sản đã hứa lúc bắt đầu đi vào con đường “giải phóng dân tộc”.

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.