Sự mông muội của người Việt

Chen chúc dự lễ hội đầu năm tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, trong thời đại dịch Covid-19 mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo nào từ phía chính quyền.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi cơn dịch bệnh chết người Covid-19 vẫn còn rình rập ngoài cộng đồng, thì những ngôi chùa thương mại ngàn tỷ như Bái Đính, Tam Chúc mở cửa đón hàng vạn du khách trong những ngày lễ đầu năm mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo của chính quyền. Đám đông chúng sinh trần tục có niềm tin mãnh liệt rằng chỉ cần “lễ hậu, khấn hay” thì thần linh sẽ che chở bảo vệ họ miễn nhiễm trước dịch bệnh, ban phước lành, tài lộc.

Họ thành kính khấn vái, dâng lễ cúng dường, công đức tiền triệu, tiền tỷ để mong nhận được phần lợi ích lớn hơn từ thần thánh. Một cuộc đổi trao mua bán rất sòng phẳng giữa đám người mắt thịt với giới siêu hình. Cứ bảo “trần sao âm vậy,” khi tham nhũng đã là “văn hóa” thì chốn gọi là Cửa Không cũng tràn ngập tiền tài, sắc dục, tham – sân – si. Người dương đút lót thánh thần mong được danh vọng, phước báu mà chẳng cần cố công tu tạo cái gốc Nhân Đức, sau khi đã gây bao nhiêu tội lỗi ở chốn nhân gian.

Chẳng biết thần thánh nào có ghi nhận “công đức” của đám chúng sinh đó không? Nhưng tiền cúng dường thì đương nhiên sẽ gửi vào tài khoản của sư chủ trì và doanh nghiệp, chủ đầu tư những ngôi chùa thương mại hoành tráng đó mà chẳng bao giờ phải đóng một xu tiền thuế. Thời buổi Covid, doanh nghiệp “9 phần chết, một phần ngắc ngoải” nhưng chùa chiền thì lúc nào cũng thu trăm tỷ, ngàn tỷ mỗi năm. Xã hội càng bại hoại, lòng người càng đổ nát, thì thần thánh và cả ma quỉ lại càng thịnh vượng, đám sư sãi quốc doanh càng giàu có. Chúng sinh phàm trần thì ngụp lặn mòn mỏi trong vòng danh lợi, gào xin quỉ thần vô hình hầu mong được ban phát ân huệ, cúc cung dâng tiền vàng của cho đám thày chùa mặt lọng thịt mỡ. Thật là một vòng luẩn quẩn, biếm nhạo kiếp nhân sinh đọa đầy, mông muội, dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa ưu việt.”

Chen chúc dự lễ hội đầu năm tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, trong thời đại dịch Covid-19 mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo nào từ phía chính quyền.
Chen chúc dự lễ hội đầu năm tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, trong thời đại dịch Covid-19 mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo nào từ phía chính quyền.

Người Việt có một đời sống tâm linh và tín ngưỡng đa dạng nhiều khi đi đến chỗ… hỗn tạp. Họ thờ phượng bất cứ ai, bất cứ thứ gì mà họ tin rằng sẽ đem lại lợi lộc cho họ. Là quốc gia mà hầu hết mọi người đều ghi trong lý lịch tôn giáo là Phật Giáo nhưng kỳ thực số người tu tập, học hiểu cội nguồn tín ngưỡng của mình là thiểu số vô cùng ít ỏi. Theo dòng lịch sử, sự giao thoa văn hóa  giữa các chủng người, quá trình phong thần, phong thánh từ những huyền sử và thần tích mờ phai trong suốt mấy ngàn năm chồng chất khiến cho thế giới vô hình ngập tràn những quỉ thần hư ảo. Cả Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Balamon, Đạo Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, đa thần giáo, các totem từ thủa hồng hoang cũng đều song hành cùng tồn tại cho đến tận ngày nay với sức mạnh được vun đắp bởi đám đông vô minh ngày một đông đúc.

Có một xu hướng méo mó và quái thai đáng chú ý về đời sống tâm linh và tín ngưỡng ở Việt Nam ngày nay. Khoảng 20 năm trở lại đây, đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng các hệ thống tôn giáo quốc doanh như một cỗ máy tuyên truyền quan trọng trong việc lừa mị dân, phổ biến những thứ tín ngưỡng lai tạp giữa giáo lý của nhà Phật với chủ nghĩa vô thần cộng sản như kiểu tuyên truyền hình tượng “bồ tát hồ chí minh” mà mục đích cuối cùng là ghi khắc vào đầu óc mê muội của đám chúng sinh phải luôn ghi nhớ công ơn của “bác và đảng,” tuân phục những gông ách được luật hóa, và tôn sùng những lãnh tụ cộng sản như Phật Thánh.

Những người được đảng đưa sang đào tạo ở Trung Quốc trở về nước thành “nhà sư”  và được cho về trụ trì ở những ngôi chùa lớn, ngày đêm rao giảng thuyết pháp những lý lẽ trái ngược với lịch sử, đạo lý nhà Phật, dần dần biến đổi tính chất nguyên thủy của những tôn giáo có lịch sử hàng ngàn năm nay bằng giáo lý cộng sản. Đáng thương thay người Việt đã chịu bao nhiêu gông cùm trong xã hội toàn trị, tuyệt vọng với nhân sinh, họ tìm đến nơi chùa chiền để hầu mong có được chút chở che từ cõi vô hình thì lại rơi vào tay bọn “thầy chùa” mang thẻ ngành an ninh tôn giáo.

Thật châm biếm, khi chỉ trước đây không lâu, chủ nghĩa vô thần cộng sản cũng đã từng nỗ lực không kém trong việc xóa bỏ, hủy hoại các tôn giáo cổ xưa bằng bạo lực. Những ngôi chùa hàng trăm năm lưu giữ linh khí đất trời bị đập phá không thương tiếc. Giờ đây, họ lại phục dựng lại những hình hài Thần Thánh bằng việc xây cất lên những ngôi chùa thương mại ngàn tỷ, những bức tượng ngọc lớn nhất thế giới nhưng thay vào đó bằng một hệ thống giáo lý ngày một tiệm tiến đến môt thứ tôn giáo chính trị mà ở đó giáo chủ duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam! Có những tôn giáo như Phật Giáo Hòa Hảo thì bị nhà cầm quyền trắng trợn cướp mất giáo đường, lập ra chi nhánh quốc doanh, dùng truyền thông và áp lực nhà nước để đánh tráo nguồn gốc lịch sử giáo phái… Có bao nhiêu nhà thờ Công Giáo bị chính thể CSVN cướp bóc, thu giữ, phá hủy trên đất nước này?  Nhiều không kể xiết.

Hồ Chí Minh – kẻ đã rước thứ chủ thuyết cộng sản tàn hại đất nước này, gây ra cuộc binh đao Nam – Bắc cướp đi hàng triệu sinh mạng, giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội trong những cuộc cải cách ruộng đất, lúc sống thì vô thần, khi chết lại muốn cướp luôn cả niết bàn, tòa sen. Đám con rơi (Nông Đức Mạnh), cháu nhặt (Thích Chân Quang) không chỉ cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc mà còn rao giảng những tuyên truyền lừa mị, bóp méo lịch sử, gây dựng tà đạo, mê muội dân chúng để phá hoại lâu dài gốc rễ văn hóa và lịch sử, cũng như nhận thức của người dân. Thật là một mối nguy hại to lớn cho đất nước Việt Nam.

Nhìn đám dân chúng ùn ùn đi lễ chùa, xì sụp khấn vái những bức tượng vô tri sơn son thếp vàng những ngày đầu năm mới mà thấy ngao ngán thay cho cho sự mông muội vô hạn của người Việt.

Tương lai nào dành cho một quốc gia như thế?

Chợt nhớ đến lời khuyên gan ruột của Lương Khải Siêu với Phan Bội Châu về con đường thay đổi vận mệnh quốc gia. “Quý quốc không lo không có ngày độc lập, mà chỉ lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập…” mà lại thở dài, đau nỗi đau của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu năm xưa:

“Dân chín lăm triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.”

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.