Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Việt Nam ra sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bên cạnh việc phô trương sức mạnh quân sự tại các vùng tranh chấp lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển, trong thời gian gần đây Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng một cách tiếp cận mới trong những quan hệ quốc tế của mình. Đó là thúc đẩy sự hợp tác văn hóa, kinh tế, nghiên cứu khoa học,… với nhiều nước trên thế giới.

Một trong những sự thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á là sáng kiến Hợp tác Lan Thương Mekong.

Lan Thương là tên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, thuộc tỉnh Vân Nam. Hội nghị đầu tiên của Lan Thương Mekong được tổ chức vào tháng 3/2016 tại thành phố Tam Á, trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, bao gồm sáu quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Thực ra viễn cảnh hợp tác tất cả các quốc gia ở lưu vực Mekong, bao gồm cả Trung Quốc đã được các quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mekong đưa ra từ trước. Ủy hội này bao gồm bốn nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, được thành lập chính thức vào năm 1995, dựa trên những sáng kiến đưa ra từ rất xa, vào năm 1957. Ủy hội sông Mekong luôn muốn kết nạp hai quốc gia Trung Quốc và Myanmar làm thành viên chính thức.

Nhưng thay vì gia nhập một tổ chức đã có sẵn, Trung Quốc đã đề xướng việc thành lập một tổ chức mới, Lan Thương Mekong.

Với tổ chức này Trung Quốc bắt đầu dùng một khoản tiền lớn để tài trợ cho những dự án nghiên cứu và phát triển dọc sông Mekong.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nói với đài Á châu tự do:

“Mới đây chính Trung Quốc dự tính sẽ đầu tư khoảng 10 tỉ đô la Mỹ vào Tiểu vùng Mekong mở rộng. Riêng trong số đó có 300 triệu dành riêng cho nghiên cứu Lan Thương và Mekong. Theo tôi biết thì nó đã được sử dụng từ năm 2016, cho khoảng 40 dự án gọi là thu hoạch sớm, cho các trung tâm về môi trường, về nguồn nước, về nghiên cứu Mekong.”

Vào ngày 6/8/2018, Học viện ngoại giao của Việt Nam đã làm lễ khánh thành Trung tâm nghiên cứu sông Mekong, và ngay trong ngày lễ khánh thành này đã tổ chức một cuộc hội thảo mang tên Định hình vành đai phát triển kinh tế Lan Thương Mekong. Tham dự hội thảo này, ngoài các chuyên gia Việt Nam là những chuyên gia của những quốc gia đã tham gia vào dự án Lan Thương Mekong, có cả người đại diện của Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.

Từ những thông tin trên, đã có lời đồn đoán rằng Trung tâm nghiên cứu sông Mekong của Học viện ngoại giao được thành lập với sự giúp đỡ tài chính của Trung Quốc.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với người điều hợp hội thảo ngày 6/8, nhưng không nhận được trả lời.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói ông không có thông tin, nhưng nếu thực sự có sự giúp đỡ của Trung Quốc thì ông cũng không ngạc nhiên. Ông nói thêm rằng vì Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Lan Thương Mekong, nên việc xây dựng trung tâm nghiên cứu Mekong là cần thiết. Tuy nhiên ông đặt ra nghi vấn rằng liệu tiền bạc của Trung Quốc có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu tác hại của những đập nước trên thượng nguồn, do chính Trung Quốc gây ra? Ông nói rằng nếu việc nghiên cứu đó được thực hiện thì nó quả là một câu chuyện cổ tích.

Một trong những chuyên gia Việt Nam tham dự hội thảo ngày 6/8 là Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn ở TP. HCM, nói với chúng tôi rằng Trung Quốc đang bắt chước theo mô hình của Mỹ sau thế chiến thứ hai, nhằm khuếch trương những giá trị về văn hóa, thể chế,… của một cường quốc ra bên ngoài.

Đó là cách tiếp cận bằng sức mạnh mềm.

Một trong những chương trình được dùng để khuếch trương sức mạnh mềm là thành lập các Viện Khổng tử, tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Viện Khổng Tử tại Việt Nam được chính thức khánh thành vào tháng 12/2014 tại Đại học quốc gia Hà Nội.

Ảnh hưởng của Viện này hiện nay ở Việt Nam như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, từng tốt nghiệp Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, Trung Quốc cho biết:

Hiện tại Học viện Khổng tử đó cũng chỉ hoạt động theo cơ chế là giảng dạy tiếng Hoa, tổ chức thi lấy bằng, … để tạo nguồn thu cho học viện. Thỉnh thoảng có một số hoạt động giao lưu văn hóa với các giảng viên từ Trung Quốc sang, như là viết thư pháp, trình bày những seminar về văn hóa Trung Quốc. Tôi thấy những hoạt động đó cũng chưa có gì nổi bật.”

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì nói rằng tầm ảnh hưởng của Viện Khổng Tử tại Hà Nội không thể so sánh với các trung tâm văn hóa của các quốc gia Mỹ, Pháp, Nhật Bản tại Việt Nam được.

Ông nói tiếp về cái gọi là sức mạnh mềm của Trung Quốc:

Tôi thấy Trung Quốc họ đã giết chết cái sức mạnh mềm của họ, nếu quả như họ có sức mạnh mềm, trước khi mà họ có ý bỏ tiền ra xây trung tâm này học viện nọ để khuếch trương quyền lực tại Việt Nam. Tôi thấy cái sức mạnh mềm mà họ muốn tung ra đó chả có mấy giá trị ở Việt Nam.”

Cựu viên chức ngoại giao Việt Nam này đưa ra những ví dụ là chỉ cách đây vài ngày tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam, Trung Quốc liên tục dùng sức mạnh quân sự đe dọa Việt Nam dừng lại việc thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, câu khẩu hiệu bốn tốt 16 chữ vàng mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hay nêu ra trước đây về tình hữu nghị Việt Nam Trung Quốc, thực chất cũng là biểu hiện của việc tuyên truyền sức mạnh mềm của Trung Quốc, nhưng việc sử dụng câu khẩu hiệu tuyên truyền đó ở Việt Nam đã giảm đi rất nhiều, nhất là sau vụ giàn khoan dầu của Trung Quốc xâm lấn thềm lục địa Việt Nam vào năm 2014.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Singapore, trong một tin nhắn với chúng tôi nói rằng những người cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ những ý định của các đồng chí Trung Quốc của họ, vì trong quá khứ người Trung Quốc đã nhiều lần chơi lấn lướt về mặt ngoại giao và chính trị đối với nước láng giềng Việt Nam.

Ông đưa ra một nhận xét rất thú vị là hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đi chữa bệnh ở nước ngoài thì họ không sang Trung Quốc nữa. Người cuối cùng làm việc đó là ông Lê Đức Anh nguyên Chủ tịch nước, năm nay đã 97 tuổi.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.