an ninh Biển Đông

Các lãnh đạo của Bộ Tứ nhân hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC hôm 24/9/2021. Từ trái: Thủ Tướng Nhật Sugar, Thủ Tướng Ấn Độ Modi, Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Úc Morrison. Ảnh: FB President Joe Biden

AUKUS và QUAD không thể bảo đảm an ninh cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương*

Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang “hiện diện trong việc thành lập” một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, lấy tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ những năm 1940. Có lẽ chúng ta đang trên con đường đó nhưng cả khối AUKUS cũng như hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) đều không giúp chúng ta tiến quá xa. Tuy cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm điều tiết các tham vọng của Trung Quốc.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson (trái), Thủ Tướng Úc Scott Morrison (giữa) và Tổng Thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Mick Tsikas/ EPA

AUKUS là hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Mọi hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường kết thúc bằng những thông cáo chung hoành tráng, để rồi mau chóng rơi vào quên lãng. Song, thông báo mới đây về quan hệ đối tác AUKUS của Tổng Thống Biden, Thủ Tướng Anh Boris Johnson, và Thủ Tướng Úc Scott Morrison thì khác hẳn. Không phải vì hiệp ước đã khiến Pháp không hài lòng, cũng không hẳn vì thỏa ước đã nêu bật cam kết lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà AUKUS là một quan hệ đối tác sâu sắc, linh hoạt giữa các cường quốc công nghệ hàng đầu có thể định hình thế kỷ 21, và đóng vai trò khuôn mẫu cho các liên minh Hoa kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nhóm tấn công tàu sân bay của Anh do hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản do tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga JS Ise dẫn đầu tham gia diễn tập chung tại Biển Đông ngày 3/10/2021 cùng các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ do tàu USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson dẫn đầu. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông

Ba hàng không mẫu hạm và hằng chục chiến hạm khác của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong tuần này đi vào Biển Đông là một trong những pha phô diễn sức mạnh hàng hải lớn nhất của Phương Tây tại khu vực này suốt nhiều năm qua.

Những cuộc diễn tập tại vùng biển Tây Philippines (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) sẽ được tiếp tục với hai tuần tập trận qui mô lớn ngay ở Biển Đông. Điều này phát đi một thông điệp cho Bắc Kinh và khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng.

Thủ Tướng Úc Scott Morrison bảo vệ quyết định hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp. Ảnh: AP

Hợp đồng tàu ngầm giữa Úc và Pháp bị hủy bỏ

Với các tàu ngầm nguyên tử, có căn cứ tại Darwin hay Perth, hải quân Úc có khả năng tuần tiễu trên khắp Ấn Độ Dương và can thiệp một cách nhanh chóng khi cần, với một trạm tiếp liệu quan trọng là quân cảng Diego Garcia.

Với 8 tàu ngầm, Úc sẽ luôn với từ 2 đến 3 tàu ngầm có sự hiện diện thường trực tại Ấn Độ Dương, một phần Tây Nam Thái Bình Dương và phía Bắc, lên đến Biển Đông, nhằm hỗ trợ cho hải quân Hoa Kỳ, bảo vệ các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu cho vùng Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo Nhật Bản, Ấn Độ và Úc họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Washington, ngày 24/09/2021. Ảnh: Getty Images North America/ AFP

Thượng đỉnh QUAD vì một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Sau hai giờ họp, Tổng Thống Joe Biden cùng ba vị Thủ Tướng Narendra Modi, Yoshihide Suga và Scott Morrison tránh nêu đích danh Trung Quốc. Tuy nhiên, những lời lẽ trong thông cáo chung được cho là trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Cũng trong văn bản này, lãnh đạo Bộ Tứ lưu ý các bên “cùng nhau, một lần nữa cam kết thúc đẩy một trật tự căn cứ trên nền tảng pháp luật, tự do, rộng mở và không nao núng trước những hành vi cưỡng ép, để củng cố an ninh, sự thịnh vượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn khu vực này.”

Liên minh đối tác an ninh AUKUS: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Ảnh: Youtube Việt Tân

Liên minh đối tác an ninh AUKUS: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Một sự kiện trong tuần trước đã khiến dư luận thế giới chấn động, đó là việc Hoa Kỳ, Anh và Úc công bố hình thành quan hệ đối tác an ninh ba bên, gọi là AUKUS. Đây là thỏa thuận hợp tác đa phương mới nhất mà chính quyền Tổng Thống Biden đang thúc đẩy, trong bối cảnh Mỹ ngày càng cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trong các lĩnh vực từ quân sự, kinh tế đến công nghệ…

Tàu chiến Úc cập cảng Cam Ranh hôm 20/9/2021 để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày. Ảnh chụp Youtube VOA

Đội tàu chiến Úc cập cảng Cam Ranh

Truyền thông trong nước cho biết Nhóm Tác chiến Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2021 của Úc (IPE21), gồm 3 tàu kể trên cùng 700 sĩ quan, đã cập cảng Cam Ranh ở Khánh Hoà hôm 20/9 để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày.

Chuyến thăm diễn ra giữa lúc Bộ Ngoại giao Úc đang tìm cách trấn an khu vực rằng hiệp ước an ninh mới mà Canberra ký kết với Mỹ và Anh, vừa được công bố vào tuần trước, sẽ không đẩy các quốc gia Đông Nam Á ra ngoài và sẽ không thúc đẩy cho việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ảnh: Yonhap News Agency/ AAP

Tại sao tàu ngầm hạt nhân của Úc là một động thái quân sự thông minh và có thể răn đe Trung Quốc

Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này [AUKUS] phù hợp với  lý luận đó.

Chúng ta đã giao trứng của mình vào giỏ an ninh của Hoa Kỳ trong 70 năm qua – và liên minh mới này đặt nhiều trứng hơn vào giỏ đó. Hy vọng rằng việc hợp tác với Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ sẽ cải thiện khả năng tự vệ của chúng ta. Nhưng các tàu ngầm chỉ thực sự hữu ích nếu tự thấy mình đang cân nhắc việc phải sử dụng chúng. Trong hoàn cảnh như vậy, một số biện pháp ngoại giao khéo léo và sự can dự trong khu vực là chìa khóa.

Tàu ngầm nguyên tử lớp Astute của Hải Quân Anh. Ảnh: BAE Systems via Getty Images

Liên minh AUKUS và chiến lược Thái Bình Dương mới của Mỹ

Tổng Thống Joe Biden vừa đi thêm một bước dài trong việc thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, làm cho Bắc Kinh hết sức tức giận; nhưng đồng thời cũng gây bất hòa với một số đồng minh của Mỹ.

Một thủy thủ Mỹ dọn dẹp máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet trên boong đáp của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) vào ngày 11/9/2021 trong đợt triển khai hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chỉ huy tàu sân bay Mỹ khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với RFA hôm thứ bảy 11/9, chỉ huy Nhóm tấn công Carl Vinson, Chuẩn Đô Đốc Dan Martin cho biết: “Các hoạt động của chúng tôi trong khu vực [Biển Đông] thực sự thể hiện sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích của chúng tôi cũng như các quyền tự do được quy định bởi luật pháp quốc tế.”

Tuần trước, nhóm tấn công tàu sân bay bao gồm tàu ​​sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và ba tàu quân sự khác đã đi vào Biển Đông để tiến hành “các hoạt động an ninh hàng hải.”

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris viếng thăm Singapore trong chuyến công du Đông Nam Á, tháng 8/2021. Ảnh: Facebook

Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm Đông Nam Á của PTT Kamala Harris

Chuyến thăm của bà không khắc phục được chính sách Đông Nam Á đang gặp khó khăn của Biden, hay các vấn đề của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Có thể, nó sẽ khơi dậy nhiều mối quan ngại và câu hỏi, hơn là đưa ra lộ trình và giải pháp. Việc Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hành động cụ thể như thế nào để can dự với Đông Nam Á và giải quyết những mối quan ngại của khu vực vẫn cần thời gian để trả lời. Tái can dự với Đông Nam Á không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang hỏa tiễn dẫn đường USS Kidd (DDG 100) của Hải Quân Mỹ và tàu Tuần Duyên USCGC Munro (WMSL 755) đi qua eo biển Đài Loan ngày 27/8/2021. Ảnh: US Navy Photo

Thủ đoạn mới của Bắc Kinh ở Biển Đông

Chỉ vài ngày sau chuyến công du Đông Nam Á của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris – mà trọng tâm là vận động hai nước Singapore và Việt Nam hợp tác chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc trên Biển Đông – chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh đã tung ra các thủ đoạn mới, vừa đe nẹt các nước nhỏ trong khu vực vừa thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ cổ súy.